Thứ Tư, 23/07/2014 09:15

Hàng loạt “thủ thuật” để phát hành thêm cổ phiếu

Giới đầu tư cần thực sự tỉnh táo trong việc ra quyết định mua hay không mua cổ phiếu phát hành thêm. Tuy nhiên, điều không thể bàn cãi đó là trước mỗi đợt phát hành thêm, cổ phiếu thường chứng kiến những con sóng đầu cơ và giới đầu tư có thể tận dụng.

* Thay đổi mục đích sử dụng vốn phát hành: Vì lợi ích cổ đông hay chỉ là “chiêu trò"?

Đột biến kết quả kinh doanh

Đột biến kết quả doanh thu và lợi nhuận là một trong những “thủ thuật” thường được doanh nghiệp áp dụng trong các kỳ phát hành thêm để gọi vốn từ nhà đầu tư. Doanh thu và lợi nhuận gia tăng đột biến không những giúp đẩy giá cổ phiếu tăng mạnh (cao hơn giá chào bán) tạo thêm tính hấp dẫn cho cổ phiếu phát hành thêm, mà còn thu hút sự chú ý của dòng tiền đổ mạnh vào các cổ phiếu này với kỳ vọng KQKD tích cực sẽ tiếp tục được duy trì trong thời gian tới.

Để có KQKD đột biến, các công ty có thể dùng nhiều “thủ thuật” kế toán như bất ngờ hoàn nhập dự phòng, bán tài sản, doanh thu tài chính đột biến, doanh thu ảo… Càng khó phát hiện hơn khi nhiều công ty đã “lờ” đi việc thuyết minh chi tiết về mức tăng trưởng lợi nhuận đột biến trong báo cáo tài chính.

Một ví dụ điển hình là trường hợp FIT chào bán 34.25 triệu cổ phiếu phát hành thêm với giá 10,000 đồng/cổ phiếu. Trước thời điểm phát hành, FIT đã bất ngờ công bố kết quả kinh doanh năm 2013 đột biến. Theo BCTC năm 2013, nhờ lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cùng với lãi từ hoạt động tài chính tăng cao lần lượt ở mức 93% và 270% đã giúp LNST đạt 34.3 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với cuối năm 2012.

Lãi từ hoạt động tài chính chủ yếu là do khoản lời từ đầu tư chứng khoán ngắn hạn, đầu tư tài chính. Đáng chú ý là FIT không cung cấp danh mục chứng khoán cụ thể, mặt khác không trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn do không có cơ sở. Ngoài ra, khoản đầu tư ngắn hạn khác được thuyết minh là dưới hình thức hợp tác đầu tư với cá nhân và tổ chức, và sẽ được hưởng lợi nhuận nhất định trên tỷ lệ góp vốn mà không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của đối tác. Điều này là rất khó hiểu trong bối cảnh tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn và TTCK luôn hàm chứa rủi ro cao.

KQKD tích cực đã giúp đợt chào bán lần 1 của FIT với 15.7 triệu cổ phiếu diễn ra êm xuôi, mặc dù có nhiều nghi vấn về thực chất của những con số này.

Cổ đông nội bộ gom cổ phiếu và “tích trữ” thông tin nóng

Một “thủ thuật” khác cũng hay được áp dụng trước mỗi kỳ phát hành thêm đó là việc các cổ đông nội bộ bất ngờ đăng ký mua vào lượng lớn cổ phiếu. Việc các cổ đông nội bộ mua lượng lớn cổ phiếu chắc chắn sẽ có tác động tích cực lên thị giá của cổ phiếu. Bên cạnh đó, thông tin này cũng sẽ thu hút dòng tiền đầu cơ không nhỏ và giúp “thổi” giá cổ phiếu lên cao (hơn giá phát hành), góp phần gia tăng sức nóng của đợt phát hành.

Ngoài ra, các công ty cũng thường “tích trữ” những thông tin đặc biệt để công bố vào mỗi dịp này nhằm thu hút giới đầu tư và thúc đẩy để việc huy động vốn thành công.

Nhà đầu tư hoàn toàn có thể nhận biết rất nhiều trường hợp doanh nghiệp sử dụng “thủ thuật” này, nhưng chúng tôi không tiện nêu tên ở đây.

Và còn nhiều “thủ thuật” khác…

Bên cạnh những chiến thuật thường thấy nói trên, nhiều công ty cũng sử dụng kỹ thuật “vẽ” dự án để đánh bóng tiềm năng, tạo sức hút cho việc phát hành gọi vốn. Đối với các cổ đông nhỏ lẻ thì việc tiếp cận thông tin, chỉ tiêu đánh giá của các dự án đầu tư là tương đối khó khăn; do đó việc tự đánh giá tiềm năng các dự án là khó thực hiện được.

Thay đổi mục đích sử dụng vốn cũng là một “thủ thuật” cần chú ý. Chẳng hạn như trường hợp một công ty đã nhanh chóng chuyển đổi mục tiêu đầu tư vốn sau khi phát hành thêm cổ phiếu thành công, với lý do là tiến độ dự án trước đó đã không thể đạt kế hoạch đề ra.

Việc áp dụng chiêu trò nhằm tăng sức hút của các đợt phát hành thêm có vẻ như ngày càng phổ biến. Do đó, giới đầu tư cần thực sự tỉnh táo trong việc ra quyết định mua hay không mua cổ phiếu phát hành thêm. Tuy nhiên, điều không thể bàn cãi đó là trước mỗi đợt phát hành thêm, cổ phiếu thường chứng kiến những con sóng đầu cơ và giới đầu tư có thể tận dụng.

Năm 2014, với triển vọng sáng hơn của TTCK thì sẽ không quá bất ngờ khi giới đầu tư liên tục đón nhận các đợt phát hành thêm cổ phiếu từ doanh nghiệp.

Thu Hoa

Các tin tức khác

>   DBM: 25/07 GDKHQ nhận cổ phiếu thưởng tỷ lệ 2:1 (18/07/2014)

>   PDN: Dự kiến phát hành hơn 4 triệu cổ phiếu để tăng vốn (17/07/2014)

>   Chuyên gia Nhật: 'Thị trường M&A VN tốt hơn nhiều nước ASEAN' (17/07/2014)

>   Công trình đường sắt dự kiến phát hành hơn 1.4 triệu cổ phiếu để tăng vốn (17/07/2014)

>   DBT: Dự kiến phát hành 4 triệu cổ phiếu để tăng vốn (17/07/2014)

>   SHI: Bản cáo bạch chào bán cổ phiếu ra công chúng (17/07/2014)

>   SHI: Giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng (17/07/2014)

>   HQC-HQM-Việt Kiến Trúc: Vòng xoáy “biến nợ thành vốn - biến vốn thành tiền tươi” đang lặp lại? (17/07/2014)

>   HQC-HQM-Việt Kiến Trúc: Vòng xoáy “biến nợ thành vốn - biến vốn thành tiền tươi” đang lặp lại? (17/07/2014)

>   M&A theo sóng thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước (18/07/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật