Malaysia Airlines tính chuyện đổi tên
Chính phủ Malaysia đang rà soát lại chiến lược cho hãng hàng không quốc gia Malaysia Airlines, trong đó có tính đến khả năng thay đổi tên công ty. Dự định này được đặt ra trong bối cảnh Malaysia Airlines gần như suy sụp sau hai thảm họa MH370 và MH17.
* Nhiều khả năng Malaysia Airlines sẽ đệ đơn xin phá sản
* Bồi thường tai nạn MH17: Có thể lên tới hàng trăm triệu USD
Hôm Chủ nhật vừa rồi, Malaysia Airlines tuyên bố, Chính phủ đang đẩy mạnh rà soát lại chiến lược kinh doanh cho hãng, nhưng không công bố chi tiết cụ thể.
|
Một số nguồn tin thân cận tiết lộ với Financial Times rằng, Chính phủ Malaysia đang xem xét thay đổi thương hiệu của Malaysia Airlines bên cạnh một loạt lựa chọn khác để đảm bảo tương lai cho hãng này. Hiện quỹ đầu tư lợi ích quốc gia của Malaysia đang nắm cổ phần 69% trong hãng hàng không quốc gia.
Đến nay, một số nhà phân tích đã đặt câu hỏi về khả năng tồn tại của Malaysia sau khi chuyến bay MH370 biến mất hồi tháng 3 mang theo 239 người hiện chưa tìm ra dấu vết, và chuyến bay MH17 bị rơi ở miền Đông Ukraine cách đây hơn chục ngày khiến 298 người thiệt mạng.
Hôm Chủ nhật vừa rồi, Malaysia Airlines tuyên bố, Chính phủ đang đẩy mạnh rà soát lại chiến lược kinh doanh cho hãng, nhưng không công bố chi tiết cụ thể.
Vụ biến mất của chuyến bay MH370 bay từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới doanh số bán vé của Malaysia Airlines. Giới phân tích cho rằng, vụ rơi chuyến bay MH17 trên đường từ Amsterdam tới Kuala Lumpur cũng có thể ảnh hưởng tương tự.
Từ đầu năm tới nay, giá cổ phiếu của Malaysia đã giảm 29%. Công ty này đã lỗ ròng liên tục sau 3 năm vừa qua.
Theo một nguồn tin thân cận, Chính phủ Malaysia đang tính thay đổi tên gọi của Malaysia Airlines, hãng bay được thành lập vào năm 1947. Tuy vậy, hiện chưa có quyết định nào được đưa ra.
Một nguồn tin khác thì nói rằng, việc đổi thương hiệu Malaysia Airlines có thể sẽ không dễ dàng vì nền kinh tế Malaysia phụ thuộc một phần vào lĩnh vực du lịch, và bởi thế hãng hàng không quốc gia của hãng rất cần mang tên nước. Cũng theo nguồn tin này, việc rà soát chiến lược có thể dẫn tới cắt giảm một số bộ phận của Malaysia Airlines, chẳng hạn cắt bỏ bộ phận bảo dưỡng máy bay, cho phép bộ phận này hợp tác với các hàng không khác.
Ngoài ra, việc rà soát chiến lược cũng tính đến khả năng Khazanah Nasional, quỹ lợi ích quốc gia của Malaysia, giảm cổ phần trong Malaysia Airlines, cho phép các nhà đầu tư tư nhân nắm giữ cổ phần lớn hơn trong hãng.
Hiện Khazanah chưa đưa ra bình luận gì. Hồi tháng 6, quỹ này cho biết, Malaysia Airlines có đủ tiền mặt để hoạt động trong khoảng 12 tháng. Đến nay, hãng này chưa công bố kết quả kinh doanh quý 2/2014.
Theo nguồn tin thân cận với Malaysia Airlines, hoạt động của hãng trên các tuyến đường dài hiện vẫn khá ổn, nhưng hoạt động trên các tuyến bay đường ngắn đang đòi hỏi tái cơ cấu. Malaysia Airlines hiện đang đối mặt với cạnh tranh khốc liệt từ các hãng bay giá rẻ như AirAsia.
Tuy vậy, nguồn tin nói rằng, nếu cắt giảm chi phí của Malaysia Airlines thông qua sa thải, Chính phủ nước này sẽ đối mặt với sự suy giảm ủng hộ của người dân.
Sau vụ MH17, Malaysia Airlines nói rằng, hành khách muốn hủy vé đã đặt tới hãng 12 sẽ được hoàn tiền nếu đề nghị trường ngày 24/7. Tuy nhiên, nguồn tin nói rằng, số hành khách xin hủy vé là rất ít và chưa có dấu hiệu cho thấy khách bay đang tháo chạy khỏi Malaysia Airlines.
Hiện Malaysia Airlines đang cùng với các hãng bay khác và Hiệp hội Hàng không Quốc tế (IATA) kêu gọi rà soát các thỏa thuận về việc bay trên các vùng có chiến sự. Trước vụ MH17, Chính phủ Ukraine cho phép báy trên vùng trời phía Đông của nước này, nơi đang có chiến sự giữa quân đội Ukriane và lực lượng ly khai.
Diệp Vũ
vneconomy
|