Chủ Nhật, 20/07/2014 21:37

Malaysia Airlines điêu đứng trước thảm họa

Nội bộ kinh doanh không ổn định, cạnh tranh khốc liệt từ bên ngoài, cộng thêm dư luận xấu xung quanh vấn đề an toàn bay khiến tương lai của Malaysia Airlines đang trở nên mù mờ hơn bao giờ hết!

Thảm họa nối tiếp thảm họa

Khoảng 23 giờ ngày 17/7 (giờ Việt Nam), hãng hàng không quốc gia Malaysia (MAS) đã xác nhận thông tin: Máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 thực hiện hành trình bay từ thành phố Amsterdam, Hà Lan tới thủ đô Kula Lumpur đã gặp nạn tại biên giới phía đông Ukraina do bị tấn công. Toàn bộ 295 hành khách (280 người) và phi hành đoàn (15 người) đã bị thiệt mạng.

Người phát ngôn của Malaysia Airlines cho biết, họ đã mất tín hiệu liên lạc với chiếc MH17 từ Amsterdam, và vị trí cuối cùng của chiếc máy bay xấu số được xác định là tại không phận của Ukraina. Nguồn tin thân cận cho biết, vị trí máy bay rơi chính xác là tại thành phố Torez của Ukraina, cách biên giới Nga khoảng 25 dặm.

Hiện nguyên nhân của vụ việc vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine thừa nhận chiếc máy bay Malaysia Airlines có thể đã bị bắn hạ.

Ngoài ra,cố vấn Bộ Nội vụ Ukraine Anton Gerashchenko còn khẳng định máy bay của Malaysia bị bắn hạ bởi một tên lửa mặt đất đối không mang tên Buk do Nga chế tạo ở độ cao 10.000m.

Trước đó, vào ngày 8/3, chiếc máy bay MH370 của Malaysia Airlines chở 239 hành khách đã bị biến mất bí ẩn trong khi thực hiện hành trình bay từ thủ đô Kula Lumpur đến Bắc Kinh Trung Quốc.

Điều đáng nói là, trải qua chưa đầy 4 tháng, mặc cho nỗ lực tìm kiếm với sự trợ giúp của nhiều quốc gia, thông tin về chiếc MH370 xấu số vẫn không có gì tiến triển thì Malaysia Airlines lại tiếp tục hứng chịu thảm họa với chiếc MH17.

Tình hình kinh doanh rơi vào vực thẳm

Là hãng hàng không quốc gia Malaysia và nhiều năm liền được xếp hạng là một trong những hãng hàng không tốt nhất thế giới. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Malaysia Airlines thực tế gặp rất nhiều khó khăn.

Báo cáo thường niên gần đây nhất của MAS cho thấy những khoản lỗ của hãng này đã tăng vọt 171% lên mức 1,17 tỷ RM (359,12 triệu USD).

Gần đây nhất là khoản lỗ của năm 2013 được hãng này đổ lỗi cho những tổn thất trị giá 2,52 tỷ RM vào năm 2011, con số tổn thất lớn nhất trong lịch sử của hàng hàng không này.

Những tổn thất đó được quy cho giá nhiên liệu gia tăng và sự quản lý yếu kém, buộc MAS phải cắt giảm bớt 8 tuyến bay quốc tế của họ.

Hoạt động kinh doanh càng trở nên tồi tệ khi hãng này gặp phải sự cố với chiếc MH370. Hãng tin Bloomberg cho biết, chỉ một ngày sau khi sự việc xảy ra, giá cổ phiếu của hãng hàng không quốc gia Malaysia đã rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử 15 năm xuống còn khoảng 0,24 RM (đơn vị tiền tệ Malaysia).

Ngoài sự rớt giá thảm hại của thị trường chứng khoán, Malaysia Airlines còn phải gánh những khoản chi phí khổng lồ đi kèm với thảm họa MH370 như: Tìm kiếm, bồi thường… Sau khi sự việc xảy ra được vài tuần, hãng này cho biết đã bồi thường tạm thời 5.000 USD cho tổng cộng 239 hành khách.

Tuy nhiên, Theo quy định của một thỏa thuận đa phương mang tên Công ước Montreal (Montreal Convention), Malaysia Airlines sẽ phải trả cho thân nhân hành khách của chuyến bay mất tích 176.000 USD mỗi hành khách.

Thậm chí, một số chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm còn cho biết, số tiền có thể lên đến cả triệu USD với riêng những công dân Mỹ.

Tổng kết lại vào quý I/2014, lỗ ròng của MAS là 138 triệu USD, tăng 59% so với quý trước đó. Nguyên nhân chính gây lỗ lớn được khẳng định là do “môi trường kinh doanh khó khăn” và “tâm lý tiêu cực”.

CEO Ahmad Jauhari Yahya thừa nhận, việc chuyến bay MH370 biến mất đã góp phần khiến kết quả kinh doanh thêm tồi tệ, một điều “không được chờ đợi”.

Khi còn chưa kịp hồi phục, thậm chí gánh trên vai khoản lỗ 1,3 tỷ USD trong vòng 3 năm liên tiếp, MAS lại tiếp tục hứng chịu thảm họa MH17 khiến 295 thiệt mạng. Đây có thể là giọt nước làm tràn ly, khiến Malaysia Airlines không thể trụ vững được nữa.

Sau tin tức về vụ rơi máy bay thứ hai trong vòng chưa đầy nửa năm, hãng hàng không vốn thua lỗ của Malaysia tiếp tục đứng trước khó khăn về tài chính, khi giá cổ phiếu giảm mạnh.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/7, trên sàn chứng khoán Kuala Lumpur, cổ phiếu Malaysia Airlines giảm khoảng 11%, chỉ còn 0,2 MYR. Mức giá này thấp hơn khoảng 0,025 MYR so với giá mở cửa phiên, đẩy giá trị thị trường của Malaysia Airlines hiện còn 1,16 tỷ USD.

Phản ứng của thị trường chứng khoán sau vụ rơi máy bay của hàng không Malaysia không nằm ngoài dự đoán, khi giá vàng tăng vọt còn các chỉ số chứng khoán chính thì rơi điểm liên tiếp. Giá vàng thế giới tăng hơn 20 USD/ounce chỉ 40 phút sau khi thông tin về vụ tai nạn truyền đi, đưa giá kim loại quý này tăng lần đầu tiên trong vòng hơn một tuần qua.

Đóng cửa ngày 17/7, giá vàng giao ngay tăng 1,5% lên 1.317,8 USD/ounce, vàng kỳ hạn trên sàn Comex tăng 17,1 USD lên 1.316,9 USD/ounce. Giá trong phiên có lúc đạt 1.325 USD, tăng 2% so với giá mở cửa. Ngược lại, chỉ số chứng khoán Mỹ, Đức, Anh, Pháp đều sụt giảm mạnh. Chỉ số S&P 500 của Mỹ mất 23,45 điểm, đóng cửa tại 1.958,12 điểm, thấp nhất kể từ ngày 24/6. Chỉ số Nasdaq mất 1,4%. Chỉ số chứng khoán Đức và Pháp giảm hơn 1%, trong khi FTSE 100 của Anh giảm 0,68%.

Trong khi chuyến bay mất tích MH370 vẫn chưa có thêm bất cứ thông tin gì mới thì hãng hàng không quốc gia Malaysia lại gặp thêm sự cố với chiếc MH17 khiến toàn bộ 295 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.

Cạnh tranh khốc liệt

Một trong những nguyên nhân gây ra khoản lỗ khổng lồ của Malaysia Airlines còn được nhận định là do cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ làn sóng các hãng bay giá rẻ, nhất là AirAsia Bhd. Air Asia là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Malaysia vươn ra thị trường nước ngoài và gặt hái được rất nhiều thành công.

Trong khi nội bộ kinh doanh không ổn định, lại phải chịu cạnh tranh khốc liệt từ bên ngoài, cộng thêm dư luận xấu xung quanh vấn đề an toàn bay khiến tương lai của Malaysia Airlines đang trở nên mù mờ hơn bao giờ hết.

vnmedia

Các tin tức khác

>   Trung Quốc cho Brazil thuê giàn khoan với giá hơn 1 tỷ USD (20/07/2014)

>   Vũ khí mới của BRICS (20/07/2014)

>   Trung Quốc: Rửa tiền qua ngân hàng quốc doanh? (19/07/2014)

>   Mỹ chấm dứt phong tỏa khoản tài chính 2,8 tỷ USD của Iran (19/07/2014)

>   Khi Fed tăng lãi suất (19/07/2014)

>   Vàng sụt 2%/tuần khi mất vai trò “vịnh tránh bão” và bị chốt lời (19/07/2014)

>   ADB hạ dự báo tăng trưởng ở Đông Nam Á do tình hình chính trị (18/07/2014)

>   Cộng hòa Séc chính thức cho lưu hành đồng tiền ảo đầu tiên (18/07/2014)

>   Số người thất nghiệp tại Anh ở mức thấp nhất 6 năm qua (18/07/2014)

>   Vàng tăng mạnh gần 20 USD/oz khi căng thẳng chính trị leo thang (18/07/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật