Thứ Bảy, 19/07/2014 16:03

Trung Quốc: Rửa tiền qua ngân hàng quốc doanh?

Tuần qua, Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đăng phóng sự về một trong những cách chuyển tiền không giới hạn ra nước ngoài thông qua một dịch vụ của Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China - BoC) và cho rằng đây chính là một đường dây hoạt động rửa tiền.

* CCTV cáo buộc ngân hàng Trung Quốc rửa tiền

Phóng sự của CCTV mô tả dịch vụ rửa tiền của BoC thông qua một chương trình chuyển tiền gọi là “du hối thông” (Youhuitong), cho phép người giàu có thể chuyển số lượng tiền (bằng nhân dân tệ, và sau đó chuyển đổi thành các ngoại tệ khác) không giới hạn qua các nước sau khi họ nộp đơn cho các chương trình đầu tư định cư.

Lần đầu tiên một ngân hàng quốc doanh Trung Quốc - Bank of China - bị đài truyền hình trung ương nước này cáo buộc tội rửa tiền!

Kênh truyền hình này đã chỉ ra rằng BoC và các công ty dịch vụ định cư Trung Quốc đã thông đồng với nhau để ngụy trang nguồn gốc các khoản tiền này. Trong khi đó, theo luật định của Trung Quốc, mỗi người dân chỉ có thể chuyển tối đa 50.000 đô la Mỹ ra nước ngoài mỗi năm, và không được phép chuyển trực tiếp. CCTV nhận định, không thể hiểu được tại sao một ngân hàng quốc doanh lớn như BoC lại cho phép tiến hành một dịch vụ “mờ ám” như vậy?

Phóng sự này gây ngạc nhiên đối với báo chí và các nhà bình luận quốc tế, không hoàn toàn là do chuyện rửa tiền, mà có vẻ do việc một đài truyền hình trung ương của Trung Quốc lại tố cáo một ngân hàng quốc doanh của nước này trước công chúng là điều chưa có tiền lệ.

Ngày 9-7, BoC ra thông cáo phản bác phóng sự của CCTV là “cố tình mô tả sai sự thật”, tuyên bố rằng dịch vụ du hối thông là một chương trình thử nghiệm do một số ngân hàng chi nhánh phía Nam tỉnh Quảng Đông giới thiệu từ năm 2011, là một chương trình hợp pháp và không có tính chất rửa tiền.

Tờ 21st Century Business Herald ước lượng đã có khoảng 20 tỉ nhân dân tệ, tương đương 3,2 tỉ đô la Mỹ, được chuyển ra nước ngoài thông qua du hối thông của BoC. Để đáp trả, BoC, cũng trong thông cáo tuần trước, cho biết nhiều ngân hàng thương mại cũng có các dịch vụ tương tự, nhưng không nói tên các ngân hàng này.

Một số tờ báo chỉ ra các ngân hàng có dịch vụ tương tự là Ngân hàng China Citic Bank Corp, Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc (Industrial & Commercial Bank of China Ltd.); Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (China Construction Bank Corp.). Các ngân hàng này đều từ chối trả lời báo chí bình luận về vấn đề này.

Khách hàng Trung Quốc, bao gồm cả người từ Hồng Kông và Đài Loan, đã tiêu 22 tỉ đô la Mỹ mua nhà đất ở Mỹ trong vòng một năm tính đến tháng 3-2014, tăng 72% so với cùng kỳ năm 2013 và cao nhất trong nhóm người mua thuộc các quốc gia khác, theo báo cáo của Hiệp hội Bất động sản quốc gia Mỹ.

Người Trung Quốc cũng đã trở thành những nhà đầu tư lớn nhất trên thị trường bất động sản nhà ở và thương mại của Úc, với lượng tiền mua tăng 42%, đạt 5,9 tỉ đô la Úc (tương đương 5,6 tỉ đô la Mỹ) trong vòng một năm tính tới tháng 6-2013, theo báo cáo về đầu tư nước ngoài của Úc.

Nhiều nhà bình luận cả quốc tế lẫn Trung Quốc cho rằng con số thực về số tiền đã được chuyển từ Trung Quốc ra nước ngoài là “khổng lồ”, lớn hơn bất cứ con số thống kê nào, và hầu như ngân hàng nào cũng có những dịch vụ như vậy chứ không riêng gì BoC. “Chúng tôi biết nhu cầu chuyển tiền ra nước ngoài từ Trung Quốc rất lớn, nên kể cả có áp đặt các quy tắc ngoại hối khắt khe, tiền cũng sẽ bằng cách này hay cách khác, qua các ngân hàng ngầm hay bất cứ phương cách nào, chảy ra khỏi đất nước này”, một chuyên gia của Ngân hàng ANZ nói.

Hãng Bloomberg lý giải, so với mốc năm 2007, chỉ số chứng khoán Trung Quốc sụt giảm 66%, trong khi chính quyền nước này thắt chặt cho vay mua bất động sản nhằm kiềm chế giá nhà đất tăng quá nhanh. Giới nhà giàu Trung Quốc vì thế đổ xô ra nước ngoài đầu tư vào bất động sản. Ngoài ra, một số nhà bình luận và nhà kinh tế cho rằng bị cản trở bởi những luật định về kinh tế và chính trị rối rắm, nhiêu khê, không lạ sao người giàu Trung Quốc phải tìm mọi cách để chuyển tiền ra nước ngoài đầu tư.

Tuy nhiên, tờ The Wall Street Journal và nhiều tờ báo đặt vấn đề vào hướng khác. Giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã bắt đầu các chiến dịch chống tham nhũng, tập trung vào việc điều tra các quan chức đang chuyển tiền và tài sản (có thể có do được hối lộ hay tham nhũng) ra nước ngoài. Cuối tuần qua, Lưu Vân Sơn, một trong những nhân vật đứng đầu Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã yêu cầu chính phủ làm rõ vấn đề vốn được đồn thổi quá phổ biến về việc các quan chức và gia quyến nước này chuyển tiền và tài sản ra nước ngoài thời gian qua.

Tại cuộc gặp Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung hôm 11-7, trả lời về vấn đề này, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên cho biết còn quá sớm để bình luận về phóng sự trên CCTV. “Trước hết chúng tôi cần biết rõ điều gì đang thực sự diễn ra”, ông Chu nói. Tân Hoa Xã cũng vừa đưa tin Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đang điều tra để làm rõ sự việc mà phóng sự của CCTV nêu ra. Tuy nhiên, đầu tuần này, bản báo cáo về BoC nói trên đã bị rút khỏi trang web của CCTV.

Thanh Hương

tbktsg

Các tin tức khác

>   Mỹ chấm dứt phong tỏa khoản tài chính 2,8 tỷ USD của Iran (19/07/2014)

>   Khi Fed tăng lãi suất (19/07/2014)

>   Vàng sụt 2%/tuần khi mất vai trò “vịnh tránh bão” và bị chốt lời (19/07/2014)

>   ADB hạ dự báo tăng trưởng ở Đông Nam Á do tình hình chính trị (18/07/2014)

>   Cộng hòa Séc chính thức cho lưu hành đồng tiền ảo đầu tiên (18/07/2014)

>   Số người thất nghiệp tại Anh ở mức thấp nhất 6 năm qua (18/07/2014)

>   Vàng tăng mạnh gần 20 USD/oz khi căng thẳng chính trị leo thang (18/07/2014)

>   Ngân hàng mới của BRICS có thể trở thành đối trọng của WB và IMF (17/07/2014)

>   WB, IFC sẽ dành khoản tín dụng 4,2 tỷ USD cho Philippines (17/07/2014)

>   Ngành năng lượng Nga mất 200 tỷ USD vì lệnh trừng phạt mới (17/07/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật