Thứ Hai, 21/07/2014 18:40

Góc nhìn 22/07: Bước vào vùng “gió giật”

Theo đánh giá của các chuyên gia, xác suất để thị trường bật mạnh trong thời gian tới là không cao do các ngưỡng kháng cự mạnh vẫn còn hiển hiện, cùng với áp lực chốt lời sẵn sàng “giật” thị trường xuống lại bất cứ lúc nào khi các chỉ số “hưng phấn” quá mức.

Khó tăng mạnh

CTCK FPT (FPTS): Điểm tích cực được ghi nhận là thanh khoản vẫn được giữ ở mức cao, đạt trên 2,600 tỷ đồng trên cả hai sàn. Kết hợp với việc dòng tiền nội vẫn đang đóng vai trò dẫn dắt xu thế thì FPTS cho rằng diễn biến phiên 21/07 không quá đáng ngại do đây là phản ứng tâm lý bình thường của nhà đầu tư sau giai đoạn giá tăng trưởng mạnh bởi kỳ vọng kết quả kinh doanh 6 tháng lạc quan.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần lưu ý là khả năng thị trường có thể tăng trưởng mạnh trong thời gian tới sẽ không được đánh giá cao do các nguyên nhân sau: (1) Các yếu tố vĩ mô vẫn chưa được cải thiện, rủi ro về biển Đông vẫn còn khiến nhiều nhà đầu tư thận trọng; (2) quý III thường là mùa thấp điểm của thị trường với khả năng xuất hiện thông tin tốt về doanh nghiệp ít; (3) các đợt IPO của các doanh nghiệp lớn như Vinatex, Vocarimex… trong thời gian tới đây có thể sẽ gây ảnh hưởng nhất định tới dòng tiền.

Theo đó, FPTS khuyến nghị nhà đầu tư vẫn cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường tại những ngưỡng nhạy cảm và động thái của khối ngoại, chiến lược giao dịch phù hợp sẽ là tranh thủ các thời điểm thị trường tăng mạnh để chốt lời và giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục về tỷ lệ an toàn 50%, hạn chế mở ra các vị thế mua mới.

Tiếp tục điều chỉnh

CTCK Đầu tư Việt Nam (IVS): Nhiều nhà đầu tư khá lo ngại rằng thị trường đã có dấu hiệu phân phối đỉnh và mạnh tay bán ra cổ phiếu. Việc đạt đến mốc 600 điểm thực tế đã là quá thành công nhưng IVS tin rằng phiên phân phối đó chưa diễn ra khi dòng tiền vẫn còn luân chuyển mạnh trên những cổ phiếu Bluechips. Một điểm nữa là dòng tiền cũng vẫn chưa thực sự có sự dịch chuyển sang sàn HNX khi thanh khoản trên sàn này vẫn ở mức rất thấp. Có thể áp lực điều chỉnh sẽ diễn ra khi chỉ số VN-Index đã đạt được mốc 600 điểm bằng việc sử dụng những cổ phiếu lớn.

IVS cũng cho rằng ở một vài phiên tới áp lực điều chỉnh tiếp tục duy trì và thị trường sẽ tìm cách để giữ mốc điểm này. Một vài phiên như vậy làm phân hóa hết số cổ phiếu cần bán, thanh khoản có thể lại tụt giảm xuống. Khi đó một đà tăng mới lại xuất hiện và lực đẩy chỉ số VN-Index sẽ khỏe hơn và tích cực hơn.

Để ngỏ khả năng điều chỉnh ngắn hạn

CTCK Bảo Việt (BVSC): Mặc dù xu thế tăng trung hạn đã được xác nhận nhưng cả hai chỉ số đang để ngỏ khả năng sớm bước vào một nhịp điều chỉnh trong ngắn hạn. Tuy nhiên, tương tự khi đi lên, nhịp điều chỉnh có thể sẽ diễn ra một cách phân hóa rõ nét giữa các dòng cổ phiếu.

Các nhà đầu tư được khuyến nghị thực hiện chốt lời một phần với các mã đã tăng nóng và tái cơ cấu linh hoạt sang các mã vẫn đang giằng co tích lũy. Các vị thế trung hạn đối với các mã cơ bản tốt có thể tiếp tục được duy trì hoặc tích lũy thêm khi giá cổ phiếu về lại các vùng hỗ trợ mạnh.

Áp lực chốt lời còn ở mức cao

CTCK Phú Hưng (PHS): Theo quan điểm kỹ thuật, tiếp nối sự hồi phục trong tuần trước, chỉ số đã mở cửa tăng điểm mạnh mẽ và tiến lên thử thách vùng 605 điểm, trước lượng cung chốt lời gia tăng mạnh quanh khu vực này làm chỉ số bị dao động, nhưng nhờ có sự hỗ trợ từ một vài cổ phiếu vốn hóa lớn mà chỉ số vẫn được duy trì được mức tăng. Dù xanh điểm, nhưng số lượng mã điều chỉnh gia tăng, cho thấy chỉ số đang gặp lực cản đáng kể quanh vùng điểm hiện tại.

Tuy nhiên, với phiên tăng tạo đáy và đỉnh cao hơn phiên liền trước cho thấy chỉ số vẫn có thể tiếp tục tăng điểm, ngưỡng mục tiêu ở mức 610 điểm (đỉnh cũ của chỉ số trong tháng 3). Đối với sàn HNX, cũng chịu lực bán mạnh nhưng không có các trụ đỡ như trên sàn HOSE nên đã bị giảm điểm.

Nhìn chung, trong ngắn hạn, áp lực chốt lời vẫn còn ở mức cao nên chỉ số sẽ còn rung lắc, nhưng xu hướng trung dài hạn vẫn được duy trì. Do đó, khuyến nghị nhà đầu tư ngắn hạn thực hiện bán ra đối với các mã có lợi nhuận tương đối và quan sát diễn biến thị trường, tuy nhiên nhà đầu tư trung dài hạn vẫn có thể duy trì nắm giữ cổ phiếu với tỷ trọng vừa phải.

Gia Nguyên tổng hợp

Các tin tức khác

>   Ông Trần Anh Thắng (OCS): Giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức 50% khi VN-Index vào vùng 590-600 điểm (21/07/2014)

>   Cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng với định giá hấp dẫn (21/07/2014)

>   Chuyên gia dự báo gì về CPI và chỉ số chứng khoán cuối tháng 7? (21/07/2014)

>   Góc nhìn tuần 21-25/07: Đủ lực vượt đỉnh cũ? (20/07/2014)

>   Tuần 21 - 25/07: 10 cổ phiếu ”nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (20/07/2014)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 21 - 25/07/2014 (20/07/2014)

>   Ông Andy Ho: TTCK sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định đến hết 2014 (18/07/2014)

>   Góc nhìn 18/07: Tiếp tục đà đi lên (17/07/2014)

>   Góc nhìn 18/07: Tiếp tục đà đi lên (17/07/2014)

>   Ngày 17/07: 10 cổ phiếu ”nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (17/07/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật