Thứ Ba, 15/07/2014 06:30

Cần sự chuyển biến

XK là một trong hai trụ đỡ của nền kinh tế Việt Nam bên cạnh nguồn lực đầu tư. Mỗi năm, kim ngạch XK vẫn tăng so với năm trước, nhưng dễ thấy XK của Việt Nam vẫn chỉ là xuất thô nguyên liệu, giá trị gia tăng thấp.

Một điều tra mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xu hướng kinh doanh của DN năm 2014 cho thấy, nhìn chung DN Việt Nam chưa có thông tin chắc chắn về nhu cầu của thị trường thế giới. Có tới 55,8% số DN được hỏi trả lời không biết hoặc không đánh giá được nhu cầu của thị trường thế giới hiện nay. Điều này cho thấy các DN Việt Nam chủ yếu là các DN có quy mô vừa và nhỏ, không có nhiều DN lớn nằm trong chuỗi sản xuất kinh doanh toàn cầu nên hạn chế nhiều đến khả năng nắm bắt nhu cầu của thị trường thế giới.

Phân tích nguyên nhân của thực trạng này, các vấn đề xưa cũ vẫn là những tồn tại từ trước đến nay. Lại là xúc tiến đầu tư tốn kém nhưng thông tin dành cho nhà đầu tư sơ sài, hệ thống tổ chức các cơ quan xúc tiến thương mại từ Trung ương đến địa phương tuy đã được hình thành nhưng còn hạn chế, DN đi xúc tiến nhưng ngoại ngữ giao tiếp không đủ để kết nối, nhiều đoàn DN đi xúc tiến thương mại nhưng xúc tiến theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”…

Vậy mà mỗi năm, kinh phí cho Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia là trên 100 tỷ đồng mặc dù Cục Xúc tiến thương mại, cơ quan của Bộ Công Thương phụ trách về việc thúc đẩy, kết nối DN XNK với thế giới vẫn phàn nàn rằng, đầu tư cho hỗ trợ xúc tiến thương mại phải ở mức 0,01 - 0,05% kim ngạch XK của cả nước. Nhưng có chắc nếu kinh phí cho xúc tiến đầu tư ra nước ngoài được phê duyệt ở mức 0,01 - 0,05% kim ngạch XK của cả nước, ngành Công Thương có đảm bảo rằng ngành sẽ vượt qua mọi tồn tại lâu nay đưa kim ngạch XK của Việt Nam đúng với tiềm năng.

Có thể thấy, vai trò của Bộ Công Thương và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong việc xúc tiến và cung cấp thông tin cho các DN trong nước về nhu cầu của thị trường thế giới là hạn chế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh bền vững của các DN Việt Nam, đặc biệt là các DN sản xuất kinh doanh hàng XK. Để XK Việt Nam dần là trụ cột chính và bền vững của nền kinh tế cũng như nhằm hỗ trợ một cách tốt nhất hoạt động giao thương của DN XNK Việt Nam, hai cơ quan này cần có những bước chuyển biến tích cực, sáng tạo hơn nữa giúp đem sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt đến người tiêu dùng thế giới một cách tối đa giá trị mà nó có.

Song Trân

hải quan

Các tin tức khác

>   Thị trường Úc chuộng thủy sản Việt Nam (15/07/2014)

>   Nhập siêu từ Trung Quốc vẫn tăng (15/07/2014)

>   Đàm phán TPP: Bất đồng khiến "chưa có ánh sáng cuối hầm" (14/07/2014)

>   Hợp đồng dân sự vi phạm về hình thức vẫn có hiệu lực (14/07/2014)

>   Ba kịch bản quan hệ kinh tế Việt - Trung sau vụ giàn khoan HD-981 (14/07/2014)

>   Xuất khẩu của Đồng Nai sang Mỹ duy trì mức tăng trưởng cao (14/07/2014)

>   Giải bài toán giảm chi phí sản xuất cho ngành mía đường Việt Nam (14/07/2014)

>   Cần 2 tỷ USD để nâng công suất nhà máy lọc dầu Dung Quất (14/07/2014)

>   Đấu trí hay thỏa hiệp (14/07/2014)

>   Qua rồi thời đầu tư theo đám đông (14/07/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật