Thứ Ba, 03/06/2014 21:58

Xuất khẩu nông, thủy sản đang chững lại

Xuất khẩu nông sản, thủy sản dần mất vị thế trong thành tích xuất khẩu chung của cả nước. Hiện tượng "được mùa, rớt giá" thường xuyên lặp lại.

Giá trị xuất khẩu thấp

Tại hội nghị bàn giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản do Bộ Công Thương tổ chức ngày 3-6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, năm 2013, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Nhóm hàng giữ vị trí hàng đầu là: gạo, cà phê, thủy sản, tiêu điều, gỗ…

Năm tháng đầu năm 2014, kim ngạch nhóm hàng nông sản, thủy sản đạt 8,92 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 15,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, xuất khẩu nhóm hàng này đang có dấu hiệu chững lại, xuất siêu bị thu hẹp. Ông Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, trong nhiều năm nay, hiện tượng “được mùa, mất giá” diễn ra phổ biến tại các ngành hàng nông, thủy sản của Việt Nam. Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng này là do công tác quy hoạch các vùng nguyên liệu nông, thủy sản chưa được triển khai nhất quán và đồng bộ. Hệ quả của thực trạng quy hoạch nêu trên là sự giảm sút về chất lượng sản phẩm và hiệu quả xuất khẩu. Công tác quy hoạch hiện nay còn chậm, chưa theo kịp sản xuất, viêc thực hiện theo quy hoạch chưa được coi trọng.

Đặc biệt, hiện nay, hầu hết các sản phẩm nông, thủy sản hiện nay đều là sản phẩm thô và có giá trị thấp. “Chiến lược xuất khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 nêu rõ định hướng đối với nhóm hàng nông, thủy sản là 'dịch chuyển cơ cấu hàng xuất khẩu hướng mạnh vào chế biến sâu, phát triển sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh và có thương hiệu mạnh'. Tuy nhiên, do các chính sách hỗ trợ về vốn, khoa học công nghệ, đào tạo… còn chưa đồng bộ và nhất quán nên viêc chuyển dịch cơ cấu theo định hướng nêu trên còn chậm”, ông Trần Tuấn Anh phân tích.

Thêm vào đó, sức tiêu thụ của các thị trường nhập khẩu vẫn còn yếu, trong khi áp lực cạnh tranh vẫn không ngừng gia tăng. Dự báo kinh tế 2014 cho thấy, nguồn cung nhiều loại nông, thủy sản tăng trong khi nhu cầu thế giới tăng chậm do kinh tế thế giới chậm phục hồi dẫn đến doanh nghiệp xuất khẩu nông, thủy sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn do giá cả giảm sút và áp lực cạnh tranh cao.

Quy hoạch về sản xuất và tiêu thụ

Người đứng đầu Bộ Công Thương nhận định, dù đã nhận diện được những khó khăn của ngành hàng nông sản, thủy sản nhưng chúng ta chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm. Sự biến động ở khu vực Biển Đông thời gian gần đây cũng có thể ảnh hưởng đến sản xuất nói chung, sản xuất xuất khẩu hàng nông sản nói riêng.

Còn theo ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các mặt hàng nông sản muốn phát triển hơn nữa phải xuất khẩu bởi thị trường trong nước không thể tiêu thụ hết.

Thời gian gần đây, sảm phẩm nông nghiệp có tăng như lúa đông xuân được mùa ở 3 miền, chăn nuôi phục hồi, nuôi trồng thủy sản sôi động sau một thời gian được giá… nhưng thị trường co lại. Nếu không có biện pháp kịp thời để tháo gỡ khó khăn thì tình hình sẽ càng nghiêm trọng hơn.

“Nhiều Đại biểu Quốc hội mấy ngày gần đây chất vấn rằng tại sao Việt Nam làm ra nhiều lúa gạo, tôm, cá mà nông dân vẫn nghèo”, ông Phát nói.

Để khắc phục những khó khăn của nhóm hàng nông sản, thủy sản, Bộ Công Thương đưa ra một số giải pháp như: Xây dựng và phê duyệt quy hoạch tổng thể sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản, thủy sản; xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với nhóm hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu để từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả xuất khẩu; tăng cường kiểm tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện xử lý các trường hợp vận chuyển, buôn bán hàng nông sản nhập lậu gây ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ...

Với công tác mở rộng thị trường xuất khẩu, theo Thứ trưởng Trần Tuấn Anh, Bộ Công Thương sẽ rà soát nhu cầu tiêu dùng nông sản, thủy sản tại các thị trường, cơ chế chính sách nhập khẩu của các nước, theo dõi thông tin, diễn biến tình hình sản xuất của các thị trường để kịp thời thông tin cho các đơn vị liên quan nhằm chủ động đề xuất và phối hợp thực hiện các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nhóm hàng này.

Phan Thu

Hải Quan

Các tin tức khác

>   Xuất khẩu thủy sản tăng, VASEP vẫn "than" khó với liên bộ (03/06/2014)

>   Dự án bauxite “có thể sẽ không cần chuyên gia nước ngoài” (03/06/2014)

>   Cảnh báo tình trạng nhập lậu thuốc bảo vệ thực vật (03/06/2014)

>   Thoái vốn để tự cứu mình (03/06/2014)

>   Ký kết hợp tác kinh tế giữa TPHCM với vùng Kansai, Nhật Bản (03/06/2014)

>   Nhãn hàng riêng tại siêu thị: Nhà nhà làm... nhãn hàng riêng (03/06/2014)

>   Sắn trở thành cây tỷ đô (03/06/2014)

>   Ông Đỗ Văn Hậu làm Chủ tịch PetroVietnam (03/06/2014)

>   “Giao thương với Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường” (03/06/2014)

>   Cơ hội lớn cho hạt điều vào siêu thị Mỹ, Nhật (03/06/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật