Thứ Hai, 30/06/2014 10:32

Uber đến rồi, taxi sợ chưa?

Uber, công ty công nghệ vừa được định giá đến 17 tỉ USD hồi giữa năm nay, đã bắt đầu hoạt động tại Việt Nam.

* Tiềm năng lớn từ “kinh tế chia sẻ”

Tuy nhiên, điểm đáng chú ý ở hãng công nghệ tròn 4 năm tuổi này lại không phải là số tiền nói trên. Từ khi khởi đầu tại Mỹ vào tháng 6.2010, đến nay Uber đã có mặt trên 38 quốc gia (tính cả Việt Nam); đồng thời cũng vấp phải phản ứng dữ dội từ ngành taxi bởi mô hình hoạt động của mình.

Doanh thu của Uber đến từ hoa hồng thông qua việc kết nối chủ ôtô với người cần di chuyển. Cụ thể, người cần di chuyển chỉ cần dùng ứng dụng Uber để đăng ký hành trình. Hệ thống của Uber sẽ tự động kết nối với một chủ xe. Không chỉ thông báo trước chi phí của chuyến đi, Uber còn tăng độ an toàn cho hành khách bằng cách cung cấp những thông tin cơ bản về chiếc xe sắp đến đón.

Đối với chủ xe, Uber cho phép họ tăng thu nhập thông qua việc chở thêm khách mà không phải gò bó thời gian làm việc như tài xế taxi. Không chỉ vậy, tỉ lệ ăn chia trên doanh thu giữa Uber và chủ xe cũng hấp dẫn hơn so với taxi vì hãng này không phải đầu tư xe hay hệ thống tổng đài điều phối. Mô hình doanh thu chung của Uber trên thế giới là chủ xe hưởng 80%, Công ty lấy 20% trên cước phí của mỗi chuyến.

Tại Việt Nam, Uber đang vận hành mô hình UberBlack (mới chỉ hoạt động tại TP.HCM). Cước phí và phí mở cửa của UberBlack cũng rẻ hơn các hãng taxi, chỉ 10.000 đồng/km và 5.000 đồng mỗi lần mở cửa. Để tiện so sánh, hãng Vinasun quy định cước phí là 16.500 đồng/km và 11.000 đồng mỗi lần mở cửa.

Ngày 11.6 vừa qua, hơn 30.000 tài xế taxi ở nhiều thành phố lớn tại châu Âu như Luân Đôn, Paris, Berlin hay Madrid đã biểu tình phản đối Uber vì cho rằng công ty này “đá bể nồi cơm” của họ. Theo các tài xế taxi, trong khi họ bị kiểm soát gắt gao bởi các quy định của ngành thì chủ xe kinh doanh qua Uber lại không bị pháp luật ràng buộc.

Quay lại Việt Nam, đây không phải là lần đầu tiên một công ty công nghệ nước ngoài xuất hiện và tạo ra những sự thay đổi đối với ngành taxi. Trước Uber, sự xuất hiện của các ứng dụng gọi taxi trên di động như EasyTaxi (do Rocket Internet đầu tư) hay GrabTaxi (Malaysia) đã khiến cho người ta chú ý hơn đến ngành kinh doanh vận tải.

Nếu như Uber kết nối hành khách với chủ xe cá nhân, thì EasyTaxi và GrabTaxi lại tận dụng một công nghệ tương tự để kết nối hành khách với tài xế taxi.

Có lợi cho ngành taxi, nhưng EasyTaxi và GrabTaxi lại vấp phải phản kháng từ các hãng taxi. Điển hình là Vinasun, đơn vị đang chiếm 45% thị phần taxi tại TP.HCM. Không lâu sau khi các ứng dụng gọi taxi xuất hiện, Vinasun đã tìm và phạt rất nặng tài xế sử dụng loại ứng dụng này. Nhưng với Uber, đối thủ cạnh tranh thực sự, các hãng taxi gần như sẽ không thể can thiệp hay làm khó dễ một cách trực tiếp.

Không chỉ đối đầu với các hãng taxi, Uber cũng sẽ cạnh tranh với các hãng vận hành ứng dụng gọi taxi như EasyTaxi và GrabTaxi. Trước mắt, cơ hội của Uber là khả quan bởi phần đông người Việt tỏ ra khá cởi mở trước ý tưởng cho thuê tài sản cá nhân để tăng thu nhập. Cụ thể, báo cáo mới đây của hãng nghiên cứu Nielsen cho thấy chỉ có 18% người Việt không muốn cho thuê.

Dù vậy, doanh nghiệp taxi tại Việt Nam vẫn chưa cần phải lo lắng nhiều về Uber vào thời điểm này. Các hãng taxi vẫn sẽ chiếm ưu thế áp đảo về quy mô đội xe, mức độ chuyên nghiệp của tài xế, cũng như độ bao phủ thị trường.

Còn đối với Uber, công ty này sẽ gặp những trở ngại nhất định khi phát triển đội xe với định vị hình ảnh sang trọng của mô hình UberBlack. Ôtô sang ở Việt Nam tuy không thiếu nhưng phần lớn đều được sở hữu bởi tầng lớp trung - cao cấp, những người rất ít có nhu cầu phải kiếm thêm. Ngoài ra, khả năng họ cho phép tài xế riêng của mình dùng xe để kinh doanh với Uber là khá thấp.

Phương Hà

Nhịp cầu đầu tư

Các tin tức khác

>   5 công ty Việt Nam lọt top 500 công ty bán lẻ hàng đầu châu Á - TBD (30/06/2014)

>   Khốc liệt, vật vã đưa hàng vào siêu thị (30/06/2014)

>   “Người Nhật sẵn lòng giúp Việt Nam” (30/06/2014)

>   Xăng VN đắt hơn Mỹ: Doanh nghiệp cười, người tiêu dùng mếu! (30/06/2014)

>   Hóa đơn điện bất ngờ tăng gấp 3-4 lần (30/06/2014)

>   Các tập đoàn đa quốc gia và ván bài của Việt Nam (30/06/2014)

>   5 ông lớn dệt may và chiến lược "Trung Quốc + 1" (30/06/2014)

>   Ngành đường sắt giảm giá vận tải 2% - 5% (30/06/2014)

>   Vốn đầu tư 6 tháng đạt hơn 500.000 tỉ đồng (30/06/2014)

>   Quảng Ninh thu hút gần 1,7 tỷ USD vốn đầu tư (29/06/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật