Thứ Tư, 18/06/2014 14:12

Tái cơ cấu quỹ tín dụng đã vào guồng

Từ góc độ người dân có nhu cầu vay vốn, việc có thêm những nền tảng pháp lý trong việc quản lý hoạt động của các QTDND sẽ giúp họ yên tâm hơn khi tiếp cận các nguồn vốn vay chính thức từ QTDND và giảm bớt phụ thuộc vào các nguồn tín dụng phi chính thức với lãi suất cao hơn nhiều mức lãi suất trung bình của các QTDND và các NHTM.

Trong vòng 3 năm trở lại đây, hoạt động tái cơ cấu các TCTD được NHNN chỉ đạo quyết liệt và cụ thể. Bên cạnh việc tái cơ cấu các NHTM thì một trong những thành quả đáng ghi nhận của ngành Ngân hàng là triển khai đồng bộ và hiệu quả việc hoàn thiện mô hình Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) hai cấp, gắn liền với tăng cường các thiết chế an toàn hoạt động và tạo điều kiện thuận lợi cho QTDND phát triển, theo đúng tinh thần của Luật Các TCTD và Quyết định số 254/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ðầu tiên, phải kể đến Thông tư số 39/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 (TT 39) về kiểm toán độc lập. Theo đó, các QTDND có tổng tài sản từ 50 tỷ đồng trở lên bắt buộc phải tiến hành kiểm toán độc lập. Việc làm này giúp hoạt động của các đơn vị minh bạch hơn, qua đó giảm thiểu các rủi ro lan truyền hệ thống. Quan trọng hơn, với quy mô hoạt động đã đủ lớn thì ngoài việc phải tuân thủ đầy đủ các quy chuẩn, khi tiến hành kiểm toán độc lập các QTDND sẽ nhận được tư vấn, khuyến nghị đối với những sai sót, khiếm khuyết trong hoạt động từ các công ty kiểm toán độc lập.

Bên cạnh TT 39, ngày 29/12/2011 NHNN đã ban hành Thông tư số 44/2011/TT-NHNN (TT 44) về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ. Trong đó, NHNN có những quy định riêng biệt dựa trên những đặc thù về quy mô, trình độ, khả năng áp dụng của các QTDND. Việc yêu cầu các QTDND tuân thủ TT 39 và TT 44 là những bước đi có tính đồng bộ, thiết thực đối với các QTDND trong việc tự hoàn thiện, nâng cao chất lượng nghiệp vụ, quy trình tác nghiệp trong hoạt động của các QTDND vốn được đánh giá là khâu yếu kém, đang bị lơ là của hệ thống QTDND.

Ðáng chú ý hơn là việc định hình mô hình đối với hệ thống QTDND khi NHNN ban hành Thông tư số 31/2012/TT-NHNN (TT 31) về Quy định đối với Ngân hàng Hợp tác xã (NHHTX). Ðây được xem là nền tảng pháp lý quan trọng cho sự ra đời NHHTX - tổ chức đầu mối liên kết, hỗ trợ, chăm sóc hệ thống.

Có thể thấy, TT 31 được xây dựng trên cơ sở tham chiếu các nguyên tắc, đặc thù loại hình TCTD hoạt động theo mô hình hợp tác xã. Tại Thông tư này, lần đầu tiên, tổ chức đầu mối của hệ thống được định hình rõ nét, đi kèm với đó là vai trò, quyền hạn, trách nhiệm đối với hệ thống được thể chế hóa trong một văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, NHHTX được trao công cụ, như quyền tiếp cận thông tin về hoạt động của QTDND, để phục vụ tốt nhất cho vai trò là tổ chức đầu mối liên kết, kiểm tra, giám sát nội bộ hệ thống.

Ðồng thời, NHHTX có trách nhiệm xây dựng, hướng dẫn cụ thể quy chế điều hòa vốn trong hệ thống nhằm tăng cường hơn nữa tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nội bộ hệ thống QTDND. Việc quy định ràng buộc quyền hạn, nghĩa vụ gắn kết trên cơ sở trách nhiệm giữa tổ chức đầu mối (NHHTX) với các QTDND thành viên sẽ là cơ sở phát huy đầy đủ, tốt nhất tính liên kết hệ thống vốn còn lỏng lẻo hiện nay của hệ thống QTDND.

Có thể thấy, trong xu hướng phát triển ngày càng lớn mạnh của các QTDND, việc cho ra đời NHHTX Việt Nam là phương thức tổ chức sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của ngành Ngân hàng. Đó không chỉ là việc thay đổi tên gọi, đáp ứng yêu cầu pháp lý, mà cùng với việc chuyển đổi này, chức năng, nhiệm vụ, vai trò đầu mối đối với hệ thống QTDND được thay đổi căn bản và là những bước khởi đầu thực hiện mục tiêu hoàn thiện mô hình hệ thống TCTD tại khu vực nông thôn trong giai đoạn tới.

Bởi từ trước đến nay vai trò liên kết, phát triển hệ thống của QTDND Trung ương với các QTDND tại các địa phương còn mờ nhạt. Về phía QTDND Trung ương, do tiềm lực tài chính hạn chế, thiếu thiết chế rõ ràng nên quyền hạn và trách nhiệm đầu mối liên kết, hỗ trợ và phát triển hệ thống còn có phần bị động. Nhiệm vụ liên kết hệ thống thông qua các cơ chế nghiệp vụ, hỗ trợ phi tài chính như chăm sóc, hướng dẫn, đào tạo, tư vấn... chưa thực sự được chú trọng, chưa có sức lôi cuốn được các thành viên. Trong khi đó, về phía các QTDND thành viên, quan hệ với tổ chức đầu mối còn mang tính hình thức, chưa thực sự gắn bó. Một bộ phận QTDND thành viên quá coi trọng lợi ích kinh tế đem lại trong hoạt động của mình nên xem nhẹ quan hệ gắn kết trong nội bộ hệ thống.

Thêm vào đó, từ góc độ người dân có nhu cầu vay vốn, việc có thêm những nền tảng pháp lý trong việc quản lý hoạt động của các QTDND sẽ giúp họ yên tâm hơn khi tiếp cận các nguồn vốn vay chính thức từ QTDND và giảm bớt phụ thuộc vào các nguồn tín dụng phi chính thức với lãi suất cao hơn nhiều mức lãi suất trung bình của các QTDND và các NHTM.

Hà Minh

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   VietinBank với sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn (18/06/2014)

>   Vốn bí đầu ra, ngân hàng hạ tiếp lãi suất (18/06/2014)

>   Nhiều ngân hàng đã thu phí nộp tiền mặt từ lâu (18/06/2014)

>   Khi nhà băng vẫn tiếp tục thừa tiền (17/06/2014)

>   Con trai đại gia Diệu Hiền làm Chủ tịch Quỹ tín dụng Hậu Giang (17/06/2014)

>   Ngân hàng lo tìm cửa ra cho tín dụng (16/06/2014)

>   Giá bán USD lại lên kịch trần (16/06/2014)

>   Ts Nguyễn Trí Hiếu: “Đây là thời điểm thuận lợi để bỏ trần lãi suất huy động” (16/06/2014)

>   VIB thu tàu biển Saigon Princess để đảm bảo khoản vay (16/06/2014)

>   Chân dung thế hệ banker trẻ nhất Việt Nam (18/06/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật