Chủ Nhật, 15/06/2014 09:20

Kiểm soát hóa chất tồn dư: Doanh nghiệp da giày "tự bơi"

Tình trạng nguyên phụ liệu, sản phẩm giày, dép nhập khẩu không được kiểm soát chất lượng, không gặp một rào cản kỹ thuật nào khiến các doanh nghiệp trong nước gặp bất lợi lớn trong cuộc chiến cạnh tranh.

Chưa có chuẩn đầu vào

Da giày là một trong những ngành có kim ngạch cũng như tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao. Nếu như năm 2008, giá trị xuất khẩu toàn ngành đạt hơn 4,7 tỷ USD thì năm 2014 dự kiến giá trị xuất khẩu sẽ tăng gấp đôi với 9,6 tỷ USD. Mặc dù vậy, ngành vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên phụ liệu cho sản xuất, phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu.

Theo bà Phan Thị Thanh Xuân - Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày Việt Nam, nhập khẩu nhiều nguyên phụ liệu cho sản xuất nhưng bản thân ngành da giày chưa có hệ thống tiêu chuẩn an toàn riêng về hóa chất tồn dư trong sản phẩm, cũng như thiếu các trung tâm kiểm định đủ tiêu chuẩn nên không kiểm soát được chất lượng nguyên phụ liệu đầu vào. Hệ quả là các doanh nghiệp phải tự kiểm định chất lượng đầu vào và đầu ra nhằm đáp ứng tiêu chuẩn an toàn từ nhà nhập khẩu.

Hiệp hội Da giày Việt Nam đang tích cực lấy ý kiến đóng góp nhằm xây dựng hệ thống tiêu chuẩn an toàn cho ngành trên cơ sở tham chiếu các tiêu chuẩn từ các thị trường lớn trên thế giới. Hiệp hội sẽ lấy tiêu chuẩn ở mức thấp nhất áp dụng cho ngành da giày Việt Nam và thực hiện theo lộ trình bắt buộc. Theo đó, giai đoạn 2015-2020 sẽ kiểm soát 5 tiêu chuẩn độc hại nhất. Giai đoạn 2020-2025 vẫn lấy tiêu chí thấp nhất về mức độ tồn dư của các nước, số lượng tiêu chuẩn sẽ tăng dần…

Bà Nguyễn Bích Thủy - đại diện Công ty TNHH nhà nước một thành viên giày Thượng Đình - cho biết: Trước khi sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng, công ty phải gửi mẫu sản phẩm đi kiểm định, thậm chí gửi sang các trung tâm kiểm nghiệm ở nước ngoài như Đức… để đánh giá và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Trường hợp kết quả kiểm nghiệm không đạt yêu cầu, công ty phải thay đổi nguyên phụ liệu sản xuất. Đại diện Công ty Ladoda cho hay, hàng năm công ty mất khoảng 10.000 USD cho chi phí thử nghiệm sản phẩm.

Theo ông Nguyễn Hải Trung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu da giày Việt Nam, tình trạng chưa xây dựng được hệ thống kiểm soát hóa chất tồn dư cho ngành còn khiến các doanh nghiệp trong nước chịu sự cạnh tranh bất bình đẳng khi sản phẩm giày, dép nhập khẩu vào Việt Nam không gặp bất cứ rào cản kỹ thuật nào. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang đàm phán một số các hiệp định thương mại quan trọng, khi được ký kết thuế quan hầu như sẽ về 0%, không có rào cản chắc chắn doanh nghiệp trong nước sẽ gặp khó khăn ngay trên sân nhà.

Gấp rút xây dựng tiêu chuẩn

Ngành da giày Việt Nam đang khá chậm chân trong việc xây dựng các rào cản kỹ thuật trong khi trên thế giới, hàng rào phi thuế quan từ lâu đã được các thị trường lớn sử dụng như một công cụ bảo vệ thị trường trong nước, bảo vệ người tiêu dùng, đơn cử như: Luật về hóa chất REACH tại thị trường EU hay quy tắc xuất xứ tại thị trường Nhật Bản…

Theo ông Nguyễn Đình Hiệp - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ (Bộ Công Thương): Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xuất khẩu của ngành da giày phần lớn gia công, buộc phải tuân thủ 100% các tiêu chuẩn an toàn trên thế giới, trong khi trong nước không có bất cứ rào cản nào. Vì vậy cần phải xây dựng hệ thống rào cản để bảo vệ thị trường. Việc áp dụng tiêu chuẩn an toàn thấp nhất từ các thị trường cho ngành da giày Việt Nam hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên, để xác định rõ ràng mức độ kiểm soát này có phù hợp hay không thì cần nhiều hơn những đánh giá tác động và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp, nhất là với các doanh nghiệp sản xuất hàng nội địa.

Việt Nga

Công thương

Các tin tức khác

>   Tham gia các FTA thế hệ mới: Doanh nghiệp cần chủ động (14/06/2014)

>   Đà Nẵng xác định 5 nội dung cơ bản thực hiện tái cơ cấu kinh tế (14/06/2014)

>   TPHCM sẽ in quảng cáo trên 156 xe buýt (14/06/2014)

>   Nhiều doanh nghiệp bị phạt vì kinh doanh phân bón giả (14/06/2014)

>   Vốn ngoại “đón lõng” đầu tư nguyên liệu (14/06/2014)

>   DN sắp có hành lang pháp lý “thênh thang" cho các hoạt động đầu tư? (14/06/2014)

>   TPHCM: Đối mới công nghệ để khỏi phụ thuộc Trung Quốc (13/06/2014)

>   Viễn thông VN sau tái cơ cấu VNPT sẽ ra sao? (13/06/2014)

>   TP.HCM và Ba Lan thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực (13/06/2014)

>   DN “chết dở” vì... “1 tỷ đồng” quy định trong Thông tư 219 (13/06/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật