Thứ Hai, 26/05/2014 15:41

Vẫn “đau đầu” với tăng trưởng tín dụng

Theo báo cáo tài chính (BCTC) quý I/2014, nhiều ngân hàng (NH) đã công bố lãi tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là tín hiệu đầu tiên khởi sắc cho ngành trong quá trình tái cơ cấu.

Lợi nhuận dần khởi sắc?

NH BIDV có mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 29% so với quý I/2013 và đạt gần 1,950 tỉ đồng. NH Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHB) cũng có mức tăng trưởng ấn tượng 27% với lợi nhuận 277 tỉ đồng. Hai “ông lớn” còn lại của ngành NH là Vietinbank và Vietcombank đạt lợi nhuận trước thuế quanh mức 1,500 tỉ đồng. Các nhà băng này đều thực hiện được 20-30% kế hoạch năm 2014 sau khi kết thúc quý đầu tiên.

NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng vừa công bố BCTC hợp nhất quý I/2014. Theo đó, dù tăng trưởng tín dụng ở mức âm, nhưng Eximbank vẫn thu về 346 tỉ đồng lãi ròng.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, một số NH vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm lợi nhuận với dấu hiệu kinh doanh giảm sút rõ rệt. Kết quả quý I/2014 của Navibank sụt giảm thê thảm đến 86%, lợi nhuận trước thuế với vỏn vẹn 3 tỉ đồng. Đây cũng là điều được xem là dễ hiểu khi NH này đang trải qua cuộc đại phẫu. Tương tự, với tình hình của NH Đông Á thì thật sự là khá đau đầu khi lãi sau thuế sụt giảm đến 60% xuống 404 tỉ đồng.

Vốn vẫn ứ trong các NH

Theo báo cáo kinh doanh quý I của các NH nhìn chung thì tiền gửi, huy động của các nhà băng vẫn tăng trưởng nhưng vấn đề “bí” đầu ra ở hoạt động cho vay vẫn tiếp diễn.

Theo thống kê của Vietstock thì NH DongABank không chỉ giảm lợi nhuận mà hoạt động cho vay cũng tăng trưởng âm. Một số NH có tỉ lệ cho vay so với vốn huy động đạt khá hơn, ở mức từ 80%, trong đó BIDV, Vietinbank, và NHTMCP Eximbank có tỉ lệ trên 100%. Còn theo tỉ lệ cấp tín dụng so với huy động của toàn hệ thống NH do NHNN công bố đến cuối tháng 3.2014 là 83,64%, giảm nhẹ so với tỉ lệ cuối năm 2013 là 84,71%.

Tuy nhiên, tình hình chung, theo báo cáo mới nhất của NHNN chi nhánh TPHCM thì tổng dư nợ tín dụng của các TCTD trên địa bàn thành phố đến ngày 30.4.2014 chỉ tăng trưởng 1,27% so với cuối năm 2013.

Hầu hết các NHTM thừa nhận hiện vẫn đang diễn ra tình trạng NH thừa tiền, DN thiếu vốn và tín dụng cho DN cũng đang là một vấn đề rất đau đầu đối với NH. Có khá nhiều nguyên nhân được các NH đưa ra, trong đó, lý do cơ bản nhất vẫn là nỗi lo các DN vay được nhưng không trả được, nợ xấu chồng nợ xấu.

Ông Phan Huy Khang - TGĐ Sacombank cho biết, 4 tháng đầu năm Sacombank huy động vốn tăng 9,1%, nhưng cho vay chỉ tăng 4,2%, trong đó đặc biệt cho vay DNVVN chỉ tăng 2,5%, còn mảng khách hàng cá nhân tăng 4,5%. Sacombank thừa nhận việc tìm kiếm để có được khách hàng mới đủ điều kiện vay rất khó.

Ông Đỗ Minh Toàn - TGĐ NH TMCP Á Châu (ACB) cho rằng, để vay được khoản tín dụng mới, DN phải cân đối lại khoản vay cũ. Tuy nhiên, do thời gian vừa qua cầu giảm, sức tiêu thụ giảm, tồn kho tăng khiến DN không xoay vòng được vốn, họ phải vay vốn lưu động dẫn đến mất cân đối vốn. Đối với trường hợp này, NH không thể cho vay trung dài hạn vì rủi ro rất lớn. Thêm vào đó, phần lớn DN, nhất là DNNVV vay vốn dựa vào tài sản thế chấp là chính, mà tài sản thế chấp đó chủ yếu là BĐS. Tuy nhiên, trong bối cảnh bây giờ NH rất dè dặt đối với loại tài sản này.

Nhiều lãnh đạo NH cũng phản ánh, nếu nói DN cần vốn mà NH không cho vay là không đúng, chỉ cần DN đáp ứng được 7-8 phần trong 10 phần yêu cầu NH sẽ cho vay ngay. Trong điều kiện hiện nay, DN cũ thuận lợi hơn, còn đối với khách hàng mới NH phải thẩm định kỹ để tránh rủi ro. Nhìn lại thời gian qua 2 năm tái cơ cấu, số DN vượt qua và khỏe lên không nhiều, đặc biệt là DN nhảy vào bất động sản vẫn chưa cách nào thoát ra được.

Trong một cuộc gặp mới đây giữa các đại diện NH trên địa bàn TPHCM, TS. Trần Du Lịch - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - cho rằng, những nỗ lực giảm lãi suất của hệ thống NH vẫn chưa có tác dụng vì gốc vấn đề hiện nay không còn là lãi suất mà là thị trường, DN không có thị trường nên nhu cầu tín dụng không lớn. Tuy nhiên, hiện lãi suất trung hạn theo DN phản ánh vẫn còn khá cao so với báo cáo của các NHTM, khoảng 12-13%/năm. Vấn đề này cần được tập trung xử lý vì muốn thực hiện mục tiêu thúc đẩy tín dụng cũng như tái cấu trúc DN phải có vốn trung hạn. Trong bối cảnh như vậy, mục tiêu đạt được tỉ lệ tăng trưởng tín dụng từ 12 – 14% năm 2014 xem ra còn xa vời.

Gia Miêu

Lao động

Các tin tức khác

>   BIDV đã hoàn tất phát hành đợt tăng vốn 5,100 tỷ đồng (26/05/2014)

>   Bầu Kiên ‘cãi tội’ cho 2 bị cáo khác (26/05/2014)

>   Đủ kiểu phí ngân hàng (26/05/2014)

>   Ai sẽ mua nợ từ VAMC? (26/05/2014)

>   Âm thầm nới dần nợ xấu? (26/05/2014)

>   NHNN sẵn sàng và có đủ lượng vàng bán can thiệp thị trường (25/05/2014)

>   Lãi suất cho vay giảm nhỏ giọt (24/05/2014)

>   Cựu lãnh đạo ACB: Bầu Kiên "lệnh" cho làm trái (23/05/2014)

>   Xác định quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng (23/05/2014)

>   Huyền Như khai chiếm đoạt tiền của ACB một cách đơn giản (23/05/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật