Thứ Sáu, 09/05/2014 07:14

Tìm sự “ăn ý” giữa tài khóa và tiền tệ

Mặc dù đã có sự phối hợp giữa tài khóa và tiền tệ thời gian qua, tuy nhiên, mức độ phối hợp giữa 2 chính sách quan trọng này vẫn chưa thực sự mật thiết như mong đợi. Để đảm bảo cân đối của ngân sách, giảm lạm phát cũng như sự phát triển của nền kinh tế năm 2014, các chuyên gia kinh tế đã kiến nghị một số giải pháp.

Lo ngại bội chi ngân sách nhà nước

Lựa chọn giữa mục tiêu lạm phát và tăng trưởng kinh tế luôn là bài toán khó giải của nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây. Năm 2014, Quốc hội đặt ra mục tiêu lạm phát là 7% và mức bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) được phê duyệt là 224.000 tỷ đồng (5,3% GDP). Bên cạnh đó, việc huy động 100.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ cùng với nhu cầu phát hành tiền để đáp ứng các yêu cầu

cấp thiết khác của nền kinh tế như: Quốc phòng an ninh, xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại… đã khiến các chuyên gia kinh tế lo ngại sức ép tăng lạm phát năm 2014 thậm chí có thể còn vượt quá mục tiêu 7%, nếu không có những giải pháp khác hơn so với các năm trước. Tiến sỹ (TS) Vũ Sỹ Cường- Học viện Tài chính- cho rằng: Quy mô thu ngân sách giảm nhanh nếu không đi kèm với việc giảm quy mô chi tiêu tương ứng thì sẽ có nguy cơ làm tăng thâm hụt ngân sách và nợ công. Hiện tổng chi thường xuyên đã lớn hơn mức thu từ thuế và phí, điều này tạo ra rủi ro rất lớn cho ngân sách về dài hạn khi chúng ta bắt đầu phải vay để tiêu dùng thay vì chỉ vay để đầu tư. Đồng quan điểm này, TS. Vũ Nhữ Thăng -Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính- nhận định: Tăng bội chi và tăng phát hành trái phiếu Chính phủ đã tác động đến bền vững tài khóa trung hạn. Ông Thăng phân tích: Mức huy động vốn từ phát hành trái phiếu Chính phủ thời gian qua đã tăng lên đáng kể, điều này sẽ gây sức ép trả nợ sau này ngày càng lớn. Việc điều chỉnh tăng bội chi NSNN trong năm 2013 - 2014 để hỗ trợ cho tổng cầu trong ngắn hạn là cần thiết, song không thể kéo dài. Bội chi NSNN ngày càng tăng về quy mô và tỷ trọng so với GDP trong điều kiện hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ NSNN chưa cao dễ tác động bất lợi tới an ninh tài chính quốc gia.

Nên nới lỏng nhẹ chính sách tiền tệ trong ngắn hạn

Giảm bội chi NSNN đang là yêu cầu đặt ra đối với việc điều hành chính sách tài khóa trong thời gian tới. Theo đó, chính sách tài khóa và tiền tệ cần phối hợp để tập trung kiểm soát lạm phát, quản lý luồng tiền của ngân sách. Chuyên gia kinh tế- TS. Phạm Đỗ Chí - bày tỏ: Cần thực hiện nhất quán chính sách tiền tệ chặt chẽ trong dài hạn nhưng nới lỏng nhẹ (so với hiện tại) trong ngắn hạn, không nới lỏng chính sách tài khóa, giữ mức đầu tư công và chi tiêu Chính phủ hiện tại để kiềm chế tỷ lệ lạm phát và duy trì tăng trưởng.

Ngoài ra, còn cần thực hiện các giải pháp về ngân sách- tài chính như kiểm soát chi tiêu ngân sách, tăng nguồn thu. Đối với chính sách tiền tệ, cần linh hoạt hơn để hỗ trợ khu vực sản xuất nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 12-14% năm 2014. TS. Phạm Đỗ Chí cho rằng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần dựa nhiều hơn vào thị trường mở và chính sách dự trữ bắt buộc, đặc biệt là với các khoản tiền gửi ngoại tệ, để kiểm soát cung tiền. NHNN nên thiết lập lại đường cong lãi suất bình thường và loại bỏ các biến dạng hiện có trong thị trường tín dụng và lãi suất. Khi thanh khoản hệ thống ngân hàng hoàn toàn ổn định, NHNN cần xóa bỏ càng sớm càng tốt trần lãi suất huy động để nâng cao vai trò của cơ chế thị trường trong hệ thống ngân hàng.

Duy Minh

công thương

Các tin tức khác

>   Công ty tài chính sắp thêm thu nhập từ thẻ tín dụng (09/05/2014)

>   Sacombank dành 50 tỷ đồng cho vay ưu đãi doanh nghiệp (08/05/2014)

>   Sacombank và Cybersource tổ chức hội thảo "Gia tăng doanh số - Giảm thiểu rủi ro" (07/05/2014)

>   Eximbank chính thức bổ nhiệm ông Phạm Hữu Phú giữ chức Quyền Tổng giám đốc từ 12/05 (08/05/2014)

>   Cơ cấu ngân hàng: Những chuyện không ăn khớp (08/05/2014)

>   Gỡ nợ xấu không chỉ VAMC (08/05/2014)

>   Đằng sau số lượng người đại diện vốn nhà nước tại các ngân hàng (08/05/2014)

>   Nguyên PGĐ SeABank Bình Định đầu thú, sau hai tuần phát lệnh truy nã (08/05/2014)

>   Loay hoay đầu ra dòng vốn (08/05/2014)

>   Nhân sự cấp cao ngành ngân hàng tiếp tục đắt giá (08/05/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật