Thứ Năm, 08/05/2014 13:23

Đằng sau số lượng người đại diện vốn nhà nước tại các ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) luôn chia nhỏ phần vốn nhà nước tại một ngân hàng cho một vài người đại diện nắm giữ để tránh quyền lực tập trung vào một người và để họ có thể giám sát lẫn nhau.

Tại các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước chi phối, NHNN đều cử người đại diện vốn nhà nước theo một hình thức khá giống nhau. Chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT) là người nắm 30-40% vốn, tổng giám đốc nắm 30-40% và một thành viên HĐQT kiêm nhiệm là cán bộ của NHNN giữ phần còn lại.

Ngân hàng cổ phần hóa đầu tiên là Vietcombank (VCB). Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc mỗi người giữ 30% vốn. Thành viên HĐQT đồng thời là Vụ trưởng Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng (NHNN) giữ 40% vốn.

Ở BIDV, khi cổ phần hóa, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT, là người đại diện 40% vốn nhà nước, Tổng giám đốc đại diện 30% vốn và 30% còn lại do Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ (NHNN) đại diện.

Ở VietinBank (CTG), sau khi ông Phạm Huy Hùng, nguyên Chủ tịch HĐQT nghỉ hưu, NHNN có hai đại diện tại đây là ông Lê Đức Thọ (kiêm Chánh văn phòng NHNN) và Cát Dương Quang (kiêm Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng NHNN) nắm 60% vốn nhà nước. 40% còn lại do ông Nguyễn Văn Thắng (nguyên Tổng giám đốc, vừa mới được bầu làm Chủ tịch HĐQT) nắm giữ.

Ngân hàng Mekong cũng tương tự. Chủ tịch HĐQT Huỳnh Nam Dũng giữ 40%. 60% còn lại chia đều cho ông Nguyễn Phước Hòa (Tổng giám đốc) và Phạm Hữu Phương (Vụ trưởng, Trưởng văn phòng đại diện tại TPHCM của NHNN) nắm giữ.

Việc NHNN cử một số cá nhân cùng đại diện vốn nhà nước tại một ngân hàng trước ngày 1-4-2014 thực hiện theo Nghị định 99/NĐ-CP của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

Văn bản này không quy định số lượng người đại diện mà chủ sở hữu (ở đây là NHNN) được phép cử. Thông tư 21/2014, áp dụng từ ngày 1-4 mới đây về quy chế hoạt động của người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp mới nêu rõ việc chủ sở hữu được phép quyết định về số lượng, thành phần người đại diện tại doanh nghiệp, số cổ phần người đại diện nắm và người chịu trách nhiệm chung về tất cả người đại diện tại doanh nghiệp. Quy định cũng cho phép người đại diện làm việc chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.

 Người ta có quyền nghi ngờ sự kiêm nhiệm của cán bộ lãnh đạo ở Ngân hàng Nhà nước tại các ngân hàng có thể tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng có vốn nhà nước và ngân hàng cổ phần khác.
Một điều dễ nhận thấy là một, hai thành viên HĐQT các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước này đều đồng thời nắm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy NHNN. Đây là những gương mặt vừa đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước ngành ngân hàng vừa đại diện cho quyền lợi nhà nước tại ngân hàng mình được cử làm nhiệm vụ. Một số lãnh đạo ngân hàng cổ phần nhỏ than rằng, ở thời điểm mà các thông tin, chỉ đạo của NHNN về chính sách tiền tệ, tỷ giá... có ý nghĩa quyết định đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng (ví dụ ở thời điểm những năm 2010-2011, khi chính sách tiền tệ được điều chỉnh liên tục), thì sự có mặt của một ủy viên HĐQT đồng thời là lãnh đạo cấp vụ thuộc NHNN là rất có lợi cho ngân hàng. Thậm chí nhiều quyết định về chính sách tiền tệ được các vị này, với tư cách là cán bộ lãnh đạo ở NHNN đề xuất lên Thống đốc để phê duyệt. Ở một góc độ nào đó, người ta có quyền nghi ngờ sự kiêm nhiệm này có thể tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng có vốn nhà nước và ngân hàng cổ phần khác.

Tuy nhiên, các ngân hàng có nhiều người đại diện vốn nhà nước chuyên trách và kiêm nhiệm lại cho rằng, việc có người đại diện kiêm nhiệm cũng tạo ra sự khó thống nhất trong chính nội bộ các người đại diện và trong HĐQT ngân hàng. Bởi việc đưa ra quyết định của HĐQT ngân hàng, thậm chí của người đại diện chuyên trách như tổng giám đốc, nhiều khi vấp phải sự phản đối của đại diện kiêm nhiệm do họ nhìn các quyết định kinh doanh dưới góc độ “cơ quan quản lý ngân hàng”. Tuy người đại diện giữ phần vốn nhiều nhất là người chịu trách nhiệm cuối cùng về các quyết định của nhóm người đại diện song nhiều khi sự nể nang, e dè giữa họ làm mất đi cơ hội kinh doanh của ngân hàng ở một thời điểm nào đó. Với ngân hàng có nhiều người đại diện kiêm nhiệm, cho dù có cổ phần hóa sớm, thì tính chất các quyết định kinh doanh kiểu ngân hàng quốc doanh sẽ vẫn còn dài.

Lan Nhi

tbktsg

Các tin tức khác

>   Nguyên PGĐ SeABank Bình Định đầu thú, sau hai tuần phát lệnh truy nã (08/05/2014)

>   Loay hoay đầu ra dòng vốn (08/05/2014)

>   Nhân sự cấp cao ngành ngân hàng tiếp tục đắt giá (08/05/2014)

>   PGBank: Quý 1/2014 lãi sau thuế 44 tỷ đồng, nợ xấu hơn 4% (07/05/2014)

>   Lượng tiền giả quý 1/2014 giảm hơn 15% (07/05/2014)

>   Ngân hàng mùa ĐHĐCĐ: Sóng lớn trong “bộ sậu” và xu hướng M&A (07/05/2014)

>   Cựu Chủ tịch Agribank tham gia tư vấn chính sách tài chính (07/05/2014)

>   Tỷ giá hạch toán USD tháng 5 vẫn là 21.036 đồng/USD (06/05/2014)

>   Thấy gì khi tiền của dân đang “lười” hơn? (06/05/2014)

>   Lãi suất có thể giảm sớm vì nhiều sức ép (06/05/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật