Thứ Năm, 08/05/2014 11:06

Loay hoay đầu ra dòng vốn

Lãi suất giảm, tiết kiệm vào NH vẫn tăng là điều đáng mừng đối với hệ thống NH giúp chủ động cân đối nguồn và cơ cấu lại nguồn huy động. Tuy nhiên, đầu ra của đồng vốn ngày càng khó lại đáng lo hơn.

Tiết kiệm dồi dào

Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) cho biết tính đến ngày 22-4, huy động vốn của toàn hệ thống tăng 3,09% so với đầu năm, trong đó huy động vốn bằng VNĐ tăng 4,26%, huy động vốn bằng ngoại tệ giảm 3,98%. Huy động VNĐ tăng chủ yếu ở khu vực dân cư (tăng 7,48%) trong điều kiện mặt bằng lãi suất tiền gửi giảm cho thấy gửi tiền vào hệ thống NH vẫn đang là kênh lựa chọn của người dân.

Điều này phù hợp với chủ trương chuyển từ quan hệ huy động-cho vay sang quan hệ mua-bán ngoại tệ, tạo niềm tin của người dân vào hệ thống TCTD.

Theo Vụ Chính sách tiền tệ, 4 tháng đầu năm, vốn khả dụng bằng VNĐ của các TCTD tương đối ổn định, dư thừa so với yêu cầu dự trữ bắt buộc và nhu cầu thanh toán. Vì thế, nhu cầu vay vốn của các NHTM qua nghiệp vụ thị trường mở và tái cấp vốn từ NHNN không nhiều. Chính thanh khoản khả quan giúp lãi suất diễn biến tích cực và đường cong lãi suất cũng được hình thành trở lại.

Hiện lãi suất huy động của TCTD phổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và dưới 1 tháng; 5,5-6%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng; 6-7,5%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng, kỳ hạn trên 12 tháng 7,5-8,3%/năm.

Đường cong lãi suất cũng được hình thành trở lại, vốn huy động dài ngày tăng dần so với trước đây khi xu hướng người dân chọn gửi tiết kiệm dài ngày nhiều hơn. Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM, cho biết ước tính trong 4 tháng đầu năm nay vốn huy động đạt 1.118.000 tỷ đồng, tăng 1,47% so với cuối năm 2013; dư nợ đạt 965.000 ngàn tỷ đồng, tăng 1,27% so với cuối năm 2013.

Theo ông Minh, lãi suất tiết kiệm giảm chưa hẳn tiền nhàn rỗi sẽ chuyển sang các kênh đầu tư khác, nhất là trong điều kiện chứng khoán, bất động sản, vàng chưa khởi sắc.

Đầu ra chưa thông

Lãi suất tiết kiệm giảm đã giúp các NH có điều kiện giảm chi phí. Vì vậy, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên phổ biến ở mức 7-8%/năm; lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác khoảng 9-10,5%/năm đối với ngắn hạn; 11-12,5%/năm đối với trung và dài hạn; doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả lãi suất cho vay chỉ 6-7%/năm.

Thế nhưng, trước tình hình đầu ra của dòng tín dụng ngày càng hẹp, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu, các NHTM đã rầm rộ đưa ra các gói vốn để cho vay, với lãi suất được cho là ưu đãi, ngay cả các lĩnh vực không ưu đãi cũng được ưu đãi mức lãi suất hấp dẫn song tín dụng vẫn khó tăng. Thực tế ở các doanh nghiệp hiện nay lượng hàng tồn kho còn rất lớn, trong khi sức tiêu thụ của thị trường lại rất kém. Điều đó được phản ánh qua chỉ số CPI của quý I-2014 thấp kỷ lục từ trước đến nay.

Do đó, các doanh nghiệp không thể tiếp tục mở rộng đầu tư, sản xuất, kinh doanh nên nhu cầu vốn vay của NH cũng giảm mạnh. Kết thúc quý I, tín dụng của nhiều NH vẫn âm. Đơn cử tại ACB, huy động vốn tăng trưởng trên 4%, nhưng tín dụng vẫn còn ở mức khiêm tốn. Tại Sacombank, huy động vốn tăng trên 10%, nhưng tín dụng đến giữa tháng 4 cũng chỉ mới tăng được 4,7%.

Trong khi đó, mục tiêu tăng trưởng tín dụng NH này đưa ra cho năm nay là 13% và phấn đấu đạt mục tiêu cao hơn mức này. Đó là chưa xét đến yếu tố Sacombank hiện được xem là NH có thế mạnh trong việc cho vay nhỏ, lẻ. Đối với Nam A Bank, mặc dù tín dụng tăng xấp xỉ 10% trong gần 4 tháng đầu năm, song xét con số tín dụng tăng trưởng tuyệt đối chỉ ở mức vài ngàn tỷ đồng. Lãnh đạo các NH đang đau đầu với bài toán đầu ra, thay vì cạnh tranh khốc liệt trong huy động vốn như trước đây.

Một lãnh đạo cấp cao trong ngành NH cho rằng hiện lợi nhuận làm ra của doanh nghiệp chưa hẳn trang trải được chi phí hoạt động thì khó có thể kỳ vọng được việc trả nợ vốn và lãi vay cho NH, nên phía NH vừa thận trọng rủi ro, vừa cẩn trọng cho vay. Thậm chí một số NH còn chấp nhập để vốn trong kho chịu lỗ hơn là đẩy ồ ạt ra thị trường, rủi ro nợ xấu tăng.

Bảo Lâm

Sài gòn đầu tư tài chính

Các tin tức khác

>   Nhân sự cấp cao ngành ngân hàng tiếp tục đắt giá (08/05/2014)

>   PGBank: Quý 1/2014 lãi sau thuế 44 tỷ đồng, nợ xấu hơn 4% (07/05/2014)

>   Lượng tiền giả quý 1/2014 giảm hơn 15% (07/05/2014)

>   Ngân hàng mùa ĐHĐCĐ: Sóng lớn trong “bộ sậu” và xu hướng M&A (07/05/2014)

>   Cựu Chủ tịch Agribank tham gia tư vấn chính sách tài chính (07/05/2014)

>   Tỷ giá hạch toán USD tháng 5 vẫn là 21.036 đồng/USD (06/05/2014)

>   Thấy gì khi tiền của dân đang “lười” hơn? (06/05/2014)

>   Lãi suất có thể giảm sớm vì nhiều sức ép (06/05/2014)

>   Kiều hối đạt 1 tỉ USD (06/05/2014)

>   Tính đến 22/4, tín dụng tăng 11,04% so với cùng kỳ (05/05/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật