Thứ Sáu, 23/05/2014 09:00

Tham gia RCEP, doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị gì?

Theo kế hoạch, tháng 12/2015, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ được ký kết giữa 10 nước ASEAN và 6 nước đối tác (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand).

RCEP sẽ thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực phát triển mạnh mẽ hơn, dần loại bỏ thuế quan và rào cản phi thuế quan (có thể cắt giảm thuế sâu và nhanh hơn) trong các lĩnh vực như: Thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, lao động, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh và giải quyết tranh chấp… Ngoài ra, năm 2015, Việt Nam dự kiến tham gia các Hiệp định kinh tế - thương mại quan trọng như TPP, FTA Việt Nam - EU...

Về sự chuẩn bị của Việt Nam đón đầu những hiệp định tự do thương mại trên, TS Võ Trí Thành (Phó Viện trưởng Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM) cho biết: Doanh nghiệp (DN) Việt đã lớn hơn nhiều sau các vụ kiện bán phá giá, hội nhập WTO, nhưng còn nhiều khiếm khuyết.

TS Thành dẫn chứng hàng loạt điểm yếu về vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý; thường nhìn ngắn hạn, ăn xổi, ở thì nhiều hơn là cái nhìn xa, quy củ, cách làm bài bản.

“DN không chỉ học cạnh tranh, phải học cả kết nối, chuỗi, mạng sản xuất, phân phối… Muốn học phải phát triển bền vững, chân thành, chia sẻ lợi ích. Những kết nối như vậy với DN Việt chưa được tốt”, TS Thành nói. Ngoài ra, theo TS Thành, DN cũng phải học cách đồng hành với pháp lý để bảo vệ lợi ích của mình, tham gia cùng Chính phủ trong các đàm phán thương mại.

Đồng thời, theo chuyên gia này, các DN phải tìm hiểu và nắm rõ bản chất các cam kết, xác định vị trí, lĩnh vực của DN mình sẽ chịu tác động. Nếu tích cực cần chuẩn bị để tận dụng tốt. Nếu rơi vào lĩnh vực khó khăn, phải biết để chuyển đổi, cải tổ. Hiện, thế giới là một mạng sản xuất; DN phải biết mình ở khâu nào để xác định đối tác, kết nối thị trường.

Việc mở cửa sẽ tạo những cơ hội mới, ngành nghề, lĩnh vực mới có thể mở ra, DN cần chuẩn bị để nắm bắt cơ hội kinh doanh… “Mở cửa sẽ tạo cạnh tranh quyết liệt, DN phải ý thức được điều đó để chuẩn bị, đừng để nước tới chân mới nhảy”, TS Thành nói.

Lê Hữu Việt

tiền phong

Các tin tức khác

>   Mở đường cho doanh nghiệp... “chết” (23/05/2014)

>   Ngành hồ tiêu: Nông dân có thật sự điều tiết giá? (23/05/2014)

>   Trung Quốc hưởng lợi TPP dệt may thay VN: Cần làm gì? (23/05/2014)

>   Làm thôi, đừng bàn nữa (23/05/2014)

>   Bước ngoặt dịch vụ ẩm thực 5 sao ven sông (23/05/2014)

>   Tây Ninh thu hồi 2 dự án xây dựng nhà máy chế biến cao su (22/05/2014)

>   Hàng hoá Việt xuất khẩu sang Nga đang có nhiều thuận lợi (22/05/2014)

>   Cơ hội lớn cho công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (22/05/2014)

>   Ông Đặng Thành Tâm: Vụ gây rối không cản vốn FDI (22/05/2014)

>   10.000 tỷ đồng cho vay xuất, nhập khẩu với lãi suất thấp (22/05/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật