Thứ Hai, 05/05/2014 21:56

Khoanh nợ, xóa nợ như Vinalines

Theo báo cáo của Chính phủ công bố hồi cuối tháng 11/2013, có những tập đoàn, tổng công ty Nhà nước khác đang trong tình trạng kinh doanh thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu, tổng tài sản trên tổng nợ phải trả chỉ ở mức 0,65 hay 0,8 nên không đảm bảo khả năng thanh toán. Nhiều tập đoàn và tổng công ty có những khoản nợ quá hạn hàng chục tỷ đồng, có tập đoàn nợ quá hạn tới hơn 2.000 tỷ đồng.

Báo cáo tình hình tái cơ cấu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) cho thấy, không ít DN không CPH được, cũng không chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên, không thoái vốn được do thua lỗ, nợ còn đó chưa xử lý được. Vinalines cho biết, trong năm 2014 Tổng công ty này sẽ phải cho phá sản 2 DN, trước đó năm 2013 đã giải thể 4 công ty.

Để tái cơ cấu thành công, một trong những giải pháp được Tổng công ty đề nghị là cho cơ cấu lại nợ, khoanh nợ và xóa nợ. Vinalines cho biết, được sự đồng ý của Chính phủ, Tổng công ty đã cơ cấu thành công một số khoản nợ vay từ 4 NHTM Nhà nước, đã được giãn toàn bộ nợ gốc phải trả từ 3 - 4 năm, miễn giảm toàn bộ lãi suất trong thời gian cơ cấu nợ, nhờ đó đã giảm chi phí tài chính được hơn 29 triệu USD. Đồng thời, Vinalines cũng đã cơ cấu được gần 43.000 tỷ đồng nợ vay từ các TCTD trong nước theo hướng giãn nợ và lãi phải trả từ 2 - 3 năm, kéo dài thời gian trả nợ của các dự án.

Tuy nhiên, số nợ được cơ cấu đó chưa phải là tất cả. Vinalines cũng báo cáo, mặc dù đã được Thủ tướng cho phép khoanh nợ nhưng đến nay, các NHTM Nhà nước chưa cho khoanh nợ như chỉ đạo, khiến chi phí lãi vay hàng năm của Vinalines tăng thêm 150 tỷ đồng. Vinalines đề nghị cho phép kéo dài thời gian đáo hạn 1.000 tỷ đồng trái phiếu thêm 1 năm mà không phải chuyển nhóm nợ và đề nghị VAMC mua lại số trái phiếu này với thời gian đáo hạn 5 năm để giảm áp lực trả nợ cho Tổng công ty. Vinalines cũng đề nghị cho khoanh nợ gốc và lãi trong 2 năm với khoản vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam và 4 NHTM Nhà nước. Tổng công ty sẽ bán đi những tài sản không còn phù hợp để lấy tiền trả nợ cho ngân hàng. Số nợ còn lại đề nghị được xóa hoặc khoanh nợ trong vòng 10 năm.

Nhìn lại con số nợ nần của Vinalines, trong một báo cáo của Chính phủ hồi cuối tháng 11/2013 cho biết, Tổng công ty này có tới 6.681 tỷ đồng nợ quá hạn. Do làm ăn thua lỗ và âm vốn chủ sở hữu (-2.100 tỷ đồng) nên tài sản không đảm bảo khả năng thanh toán. Hệ số tổng tài sản trên tổng nợ phải trả là 0,99%.

Câu chuyện này cũng sẽ có thể lặp lại với DN khác khi thoái vốn ngoài ngành cũng trở thành vấn đề hóc búa đối với nhiều DN. Còn nhớ hồi đầu tháng 3/2014, Hội đồng quản trị Tổng CTCP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVX) đã có Nghị quyết chấp thuận chủ trương thoái toàn bộ vốn góp tại 13 công ty niêm yết trên hai Sở chứng khoán, thông qua phương thức khớp lệnh theo nguyên tắc giá thị trường tại thời điểm bán, nhưng “không thấp hơn giá trị cổ phiếu đó khi góp vốn, đầu tư”. Tại thời điểm hiện nay, chỉ có cổ phiếu của CTCP Khoáng sản Fecon là có mức giá lớn hơn giá cổ phiếu đầu tư ban đầu, còn lại thị giá nhiều cổ phiếu chưa bằng 20% giá trị đầu tư ban đầu và nhiều DN trong số đó đang làm ăn thua lỗ như PVA, PSG đã lỗ 3 năm liên tiếp, PFL, PVV, PTL đã lỗ 2 năm liên tiếp…

Thoái vốn dưới mệnh giá tưởng là lối thoát song không dễ, vì PVX đã trích ra hơn 223,47 tỷ đồng dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn. Nhưng nếu so với thời điểm thị giá hiện tại, con số này không thấm tháp vào đâu khi DN này đầu tư ngoài ngành hơn 1.140 tỷ đồng trong khi thị giá chỉ nhỉnh hơn 400 tỷ đồng. Trong khi đó, kết thúc năm tài chính 2013, khoản lỗ sau thuế hợp nhất mà PVX đang gánh là hơn 2.110 tỷ đồng và năm 2012, con số lỗ sau thuế là 1.338,39 tỷ đồng.

Cũng theo báo cáo của Chính phủ công bố hồi cuối tháng 11/2013, có những tập đoàn, tổng công ty Nhà nước khác đang trong tình trạng kinh doanh thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu, tổng tài sản trên tổng nợ phải trả chỉ ở mức 0,65 hay 0,8 nên không đảm bảo khả năng thanh toán. Nhiều tập đoàn và tổng công ty có những khoản nợ quá hạn hàng chục tỷ đồng, có tập đoàn nợ quá hạn tới hơn 2.000 tỷ đồng.

Vậy sẽ có bao nhiêu DNNN xin Chính phủ khoanh và xóa nợ như Vinalines? Trách nhiệm của các DNNN hoạt động kinh doanh để thực hiện những mục tiêu của Nhà nước, trong đó có bảo toàn vốn, nhưng khi khó khăn lại xin Nhà nước khoanh và xóa nợ? Và cho dù Nhà nước có chấp nhận cho khoanh và xóa nợ đi nữa thì rõ ràng, phần thiệt hại này cũng sẽ lại do Nhà nước phải gánh trả? Câu chuyện bảo toàn vốn Nhà nước, trách nhiệm của người đại diện vốn Nhà nước một lần nữa lại được đặt ra.

Ngọc Linh

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Đài Loan đầu tư 150 triệu USD xây nhà máy dệt tại Hà Nam (05/05/2014)

>   Phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước (05/05/2014)

>   Cơ sở nuôi cá Tra thương phẩm phải áp dụng VietGAP (05/05/2014)

>   Tồn kho 701.000 tấn đường (05/05/2014)

>   Lực đẩy từ doanh nghiệp FDI giúp xuất siêu đạt 683 triệu USD (05/05/2014)

>   Giá nhập khẩu phân bón giảm, nông dân vẫn mua giá cao (05/05/2014)

>   Nhiều nhà thầu ngoại năng lực kém, chưa đáp ứng được yêu cầu (05/05/2014)

>   Ông Alexandre Ricard: Thị trường Việt Nam là ngôi sao đang lên (05/05/2014)

>   ĐBSCL: Cần “nhạc trưởng” điều phối du lịch (05/05/2014)

>   Thất thoát hàng trăm tỉ đồng tại Vinafood 2 (05/05/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật