Thứ Ba, 06/05/2014 15:14

DN lo lắng trước gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN

Trước những khó khăn từ nội tại, nhiều doanh nghiệp lo lắng khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015, hàng hóa Việt Nam sẽ khó cạnh tranh hơn.

Thời gian gần đây, thị trường ASEAN nổi lên là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam khi kim ngạch xuất khẩu tăng từ khoảng 9 tỷ USD năm 2003 lên gần 40 tỷ USD vào năm 2013. Có được thuận lợi này là nhờ có các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký với các nước ASEAN.

Tuy nhiên, là một doanh nghiệp có kinh nghiệm xuất khẩu nhiều năm sang thị trường ASEAN, ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc công ty Cổ phần điện tử Bình Hòa lại cho rằng xuất khẩu sang ASEAN doanh nghiêp Việt Nam có rất nhiều khó khăn.

Theo đó, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Việt gần như thua thiệt hơn khi giá cả tại Việt Nam hiện tại tăng cao rất nhiều, từ giá điện, nước, xăng dầu, vận chuyển khiến giá sản phẩm đắt hơn. Về khâu vận chuyển doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào công ty vận tải nước ngoài, chi phí vận chuyển quá tốn kém khi 1 lô hàng nhập khẩu phải “cõng” tới 7 loại phí còn 1 lô hàng xuất khẩu phải trả tới 10 loại phí.

Thêm vào đó, hàng Việt Nam khó cạnh tranh với mặt hàng xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan… tại các nước ASEAN bởi cùng một chủng loại nhưng giá cả, mẫu giá hàng Trung Quốc, Thái Lan cạnh tranh tốt hơn.

Chưa kể đến, khi AEC chính thức được hình thành, theo cam kết 100% thuế suất đối với hàng hóa thông thường từ các nước ASEAN sẽ được Việt Nam dỡ bỏ, thị trường sẽ cạnh tranh quyết liệt hơn. Khi đó, thị trường ASEAN sẽ như chiếc bình thông nhau, không chỉ hàng hóa xuất khẩu đi mà còn khó cạnh tranh ngay thị trường trong nước.

Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội khi nói về khó khăn của các doanh nghiệp Việt thì lo ngại: “Khi AEC hình thành, điều thua thiệt nhiều khả năng nghiêng về phía các doanh nghiệp Việt Nam đang yếu kém hiện nay về nhiều mặt như chiến lược kinh doanh, vốn, công nghệ quản lý, nhân lực chưa qua đào tạo, yếu liên kết giữa sản xuất và phân phối.”

Khi những lợi thế về giá không còn, cộng thêm với việc mở cửa thị trường, muốn tăng sức cạnh tranh, theo khuyến cáo của các chuyên gia, doanh nghiệp trong nước không nên kinh doanh theo lối cũ mà cần tập trung khai phá những thị trường nhỏ nhưng mới và ít đối thủ cạnh tranh.

Ví dụ như thị trường Malaysia, Thái Lan và Indonesia, với quy mô thị trường lớn, nơi tập trung của các tập đoàn, công ty đa quốc gia, do đó Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; phương tiện vận tải và phụ tùng; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác…

Phan Thu

hải quan

Các tin tức khác

>   Bị nợ tiền mía, nông dân bao vây nhà máy (06/05/2014)

>   IFC đầu tư vào Tập đoàn Thiên Minh (06/05/2014)

>   Dệt may xuất khẩu đối mặt với tiêu chuẩn môi trường khắt khe (06/05/2014)

>   Quyết thu thuế cao, đè đẹp giấc mơ ôtô giá rẻ (06/05/2014)

>   Thu hút nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp (06/05/2014)

>   Khoanh nợ, xóa nợ như Vinalines (05/05/2014)

>   Đài Loan đầu tư 150 triệu USD xây nhà máy dệt tại Hà Nam (05/05/2014)

>   Phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước (05/05/2014)

>   Cơ sở nuôi cá Tra thương phẩm phải áp dụng VietGAP (05/05/2014)

>   Tồn kho 701.000 tấn đường (05/05/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật