Thứ Năm, 08/05/2014 22:27

ANZ lại hạ mức dự báo lạm phát của Việt Nam

Nhu cầu trong nước yếu, tăng đầu tư công không hỗ trợ nhiều cho niềm tin tiêu dùng là lí do khiến Ngân hàng ANZ hạ dự báo lạm phát của Việt Nam.

Đánh giá chung về nền kinh tế trong báo cáo phát hành ngày 8-5, ANZ cho rằng: Sự phân hóa của kinh tế Việt Nam tiếp tục diễn ra khi khu vực FDI phát triển mạnh mẽ, bù đắp cho sự phục hồi chậm chạp của khu vực trong nước.

Theo ANZ, hầu hết các dữ liệu gần đây cho thấy doanh số bán lẻ không được hưởng lợi từ số lượng ngày nghỉ lễ dài trong tháng 4. Tăng trưởng tín dụng vẫn còn hạn chế mặc dù tiền tệ đã được nới lỏng hơn trong tháng 3. Số lượng DN phải đóng cửa kinh doanh tiếp tục tăng còn các ngân hàng vẫn không muốn cho vay. Vốn FDI đăng ký mới vẫn còn vững chắc.

"Chúng tôi duy trì dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng 5,6% và 5,8% trong năm 2014 và 2015" - ANZ dự báo.

Tuy nhiên, ANZ đã thay đổi dự báo về lạm phát của Việt Nam trong năm 2014 và 2015 theo hướng thấp hơn các con số đã dự đoán trước đó. Cụ thể ANZ dự báo lạm phát năm 2014 và 2015 tương ứng 6% và 6,8% (tháng 3-2014 ANZ dự báo lạm phát đứng ở ngưỡng 7 -7,5%).

Nhu cầu trong nước yếu, tăng đầu tư công "thất bại" trong việc hỗ trợ niềm tin tiêu dùng là lí do khiến ngân hàng này hạ dự báo lạm phát của Việt Nam. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, lạm phát hạ thấp quá cũng không phải là tín hiệu vui cho kinh tế Việt Nam.

Đây là lần thứ 2 kể từ đầu năm đến nay, ANZ "đánh tụt" dự báo lạm phát ở Việt Nam. Trước đó, hồi tháng 3, ANZ cũng đã hạ lạm phát của Việt Nam từ mức 7,5-8% xuống còn 7-7,5%.

Lạm phát giảm có thể khuyến khích hơn nữa việc nới lỏng tiền tệ. Nhưng ANZ tái khẳng định: Nới lỏng chính sách sẽ có tác động hạn chế đến tăng trưởng tín dụng. Bởi lẽ các ngân hàng tiếp tục thắt chặt tín dụng do phải vật lộn với tỷ lệ nợ xấu cao. Thanh khoản trong hệ thống ngân hàng vẫn dồi dào trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng chậm chạp và tiền gửi tăng lên.

Dẫn số liệu của Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), ANZ nhận định: Do thiếu vốn, sự khó khăn của các doanh nghiệp trong nước tiếp tục tăng. Tổng số doanh nghiệp giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động vẫn lên đến hơn 21.000 doanh nghiệp trong 3 tháng đầu năm nay, tăng 9,4% so với cùng kỳ. Lĩnh vực y tế và an sinh xã hội chịu ảnh hưởng nặng nhất, tiếp theo là lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Tóm lại, ANZ cho rằng: Nhu cầu tiêu dùng của khu vực trong nước vẫn còn yếu ớt trong 3-4 năm kế tiếp. Trong khi đó, các hoạt động ngoại thương, bao gồm FDI sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho tốc độ tăng trưởng chung. Điều này sẽ cho phép Ngân hàng Nhà nước củng cố dự trữ ngoại hối trong vòng 3-4 năm tới, trước khi nhu cầu trong nước có khả năng bình thường hóa, khiến tài khoản hiện tại quay lại mức thâm hụt.

Lương Bằng

hải quan

Các tin tức khác

>   FDI và nguy cơ phân hóa kinh tế Việt Nam (08/05/2014)

>   Đại án bầu Kiên, Dương Chí Dũng và chuyện minh bạch (08/05/2014)

>   Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (07/05/2014)

>   Quan ngại về nợ công (06/05/2014)

>   Tổ điều hành thị trường: CPI tháng 5 sẽ tăng nhẹ (06/05/2014)

>   Nợ công Việt Nam: “Khả năng trả nợ rất khó khăn” (05/05/2014)

>   Để có một 'Điện Biên Phủ về kinh tế': Cởi nút thắt tư duy (05/05/2014)

>   Nguy cơ tăng thâm hụt ngân sách (04/05/2014)

>   Ngân sách: Thu bấp bênh, chi “bền vững” (02/05/2014)

>   Tổng cầu đã có dấu hiệu tăng (02/05/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật