Thứ Tư, 23/04/2014 11:21

Trám lỗ hổng

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về kết quả chương trình thí điểm thực hiện bảo hiểm tín dụng XK (BHTDXK), đôn đốc các cơ quan liên quan như Bộ Tài chính, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước phối hợp, hỗ trợ DN tham gia loại hình bảo hiểm này.

Chương trình thực hiện thí điểm BHTDXK được thực hiện từ năm 2011- 2013 với mục tiêu thí điểm, đưa ra nghiệp vụ bảo hiểm mới, góp phần bảo hiểm rủi ro trong thanh toán cho thương nhân XK, từ đó thúc đẩy hoạt động XK. Trong thời gian qua, các đơn vị có trách nhiệm đã nỗ lực thực hiện các hoạt động giới thiệu, đào tạo, tập huấn cho DN về vấn đề này.

Tuy vậy, trên thực tế, cả giai đoạn 2011- 2013, tổng giá trị kim ngạch XK được bảo hiểm chỉ là 12.592 tỷ đồng, trong đó năm 2011 giá trị được bảo hiểm là 2.328 tỷ đồng, tương đương 0,12% kim ngạch XK; năm 2012 là 3.485 tỷ đồng, tương đương 0,14% và năm 2013 là 6.779 tỷ đồng, tương đương 0,26%. Không những thế, số lượng mặt hàng tham gia BHTDXK cũng rất hạn chế, chỉ có một số ít trong 23 mặt hàng là đối tượng được khuyến khích tham gia thực hiện mua bảo hiểm.

Loại hình BHTDXK đã vậy, mới đây, các DN bảo hiểm còn có thêm sản phẩm bảo hiểm mới là bảo hiểm tín dụng thương mại cũng dành cho các DN thường xuyên giao thương với đối tác nước ngoài và cũng mới chỉ có khoảng 20-30% DN XK Việt Nam biết và làm quen với bảo hiểm tín dụng thương mại.

Bên cạnh những bất cập về ít quan tâm tới các loại hình bảo hiểm tín dụng liên quan đến hoạt động giao thương quốc tế, DN XNK Việt Nam còn chưa thay đổi được thói quen bảo hiểm. Điểm yếu nhất của các DN Việt Nam hiện nay là không hiểu một cách đầy đủ điều kiện bảo hiểm thông lệ quốc tế đang áp dụng. Hiện nay các DN quốc tế đã áp dụng điều kiện bảo hiểm năm 2009, tuy nhiên DN Việt Nam vẫn chỉ quen áp dụng luật từ năm 1982, cách đây đã gần 20 năm. Điều này khiến nhiều DN Việt phải chịu thiệt thòi trong quá trình bảo hiểm hàng hoá.

Trong quá trình giao thương và hội nhập hiện nay, điều tiên quyết là DN phải có khát vọng làm chủ thế giới và trong hoàn cảnh nào cũng khó có thể thành công nếu thiếu đi công cụ bảo hiểm rủi ro cho hàng hóa. Điều cần đối với DN đã mua bảo hiểm là cập nhật kiến thức, còn đối với DN chưa quan tâm tới các loại hình bảo hiểm đối với hàng hóa đi giao thương quốc tế, tất nhiên điều kiện cần và đủ là “trám” ngay lỗ hổng giao thương này.

An Tư

hải quan

Các tin tức khác

>   Khởi tố nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Việt (23/04/2014)

>   Chỉ 8% dân số Việt Nam mua bảo hiểm nhân thọ (17/04/2014)

>   Thị trường bảo hiểm: Gam màu tối trong bức tranh sáng (16/04/2014)

>   ĐHĐCĐ BIC: Sẽ phát hành tối đa 30% vốn cho đối tác chiến lược (11/04/2014)

>   MIC Thái Nguyên “lật kèo” bồi thường bảo hiểm xây dựng? (04/04/2014)

>   Quỹ bảo hiểm y tế 2014: Dự kiến chi vượt gần 3.000 tỷ đồng (20/03/2014)

>   Thị trường bảo hiểm 2014: Lạc quan trong khó khăn (12/03/2014)

>   Chậm đóng bảo hiểm một giờ, mất tiền tỉ (12/03/2014)

>   Manulife Việt Nam: Tổng doanh thu phí bảo hiểm gần 2,630 tỷ đồng (28/02/2014)

>   Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: Doanh nghiệp vẫn “né” (25/02/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật