Chủ Nhật, 13/04/2014 09:03

Sửa đổi Luật Doanh nghiệp: Phải thoát khỏi tư duy “bình mới rượu cũ”

Luật Doanh nghiệp ban hành từ năm 2005 chuẩn bị được sửa đổi. Bởi vì có những thúc bách và khuyến cáo từ chính thực tiễn rằng quy mô DN đang ngày càng nhỏ đi, môi trường kinh doanh đang kém hấp dẫn, DN tư nhân vẫn chưa có một sân chơi thực sự bình đẳng…

Nhiều điểm mới

Trong khi Việt Nam đang hướng tới cải cách mạnh về thể chế, đột phá trong tăng trưởng kinh tế thì việc Luật Doanh nghiệp sửa đổi sắp được đưa ra Quốc hội tại kỳ họp tới thực sự làm nóng dư luận. Bản thân người trong cuộc là các DN, cũng như nhà hoạch định chính sách rất kỳ vọng, luật sửa đổi lần này sẽ tạo dựng được một không gian sinh hoạt bình đẳng, thông thoáng. Những rào cản cũ về thủ tục hành chính như thủ tục thành lập, thủ tục phá sản, thủ tục kinh doanh, các loại thuế, phí… sẽ được đơn giản hóa một cách tối đa. DN cũng không cần phải khai trước về ngành nghề kinh doanh…

Dù đang ở mức dự thảo, nhưng giới chuyên môn đánh giá, bản sửa đổi đã có những tiến bộ nhất định. Cụ thể dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (gọi tắt là luật sửa đổi) được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra lấy ý kiến công khai với sự ưu ái dành hẳn một chương riêng cho khối DNNN. Điểm nữa, dự thảo luật cũng có khái niệm giải thích riêng về nhà đầu tư nước ngoài. Liệu điều này có hợp lý hay không khi nền kinh tế Việt Nam đang tiến tới gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế, tiến tới các vòng kết của cuộc đàm phán gia nhập Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình dương. Theo đó yêu cầu đặt ra là cơ quan quản lý không được phân biệt đối xử với các thành phần DN.

Kết quả điều tra thường niên tại 80.000 DN do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa chỉ ra một ám ảnh: khối DN tư nhân cảm thấy vẫn bị xử ép bởi khối DNNN, khi khối DN này được ưu đãi trong tiếp cận đất đai, tín dụng, nguồn lực tài chính. Các DN vừa và nhỏ rất khó khăn trong việc tiếp cận các chính sách, định hướng của nhà nước. Do đó, hy vọng đang được đặt vào lần sửa luật sắp tới.

Tìm gốc của vấn đề

Riêng về khái niệm nhà đầu tư nước ngoài, tại khoản 5 điều 3 Luật DN hiện hành ghi rõ: nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. DN có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm DN do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; DN Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại. Như vậy, chiếu theo căn cứ này thì tỷ lệ bỏ vốn của nhà đầu tư ngoại là không xác định, có thể chỉ 1% hoặc trên 1%.

Và trong dự thảo sửa đổi, đưa ra quan điểm, khái niệm nhà đầu tư nước ngoài chỉ được xác nhận khi doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật DN và có ít nhất 51% sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Cùng thời điểm này, nhiều ý kiến đặt ra tỷ lệ vốn góp chỉ nên rút về 10% để thu hút dòng vốn ngoại.

Bản thân cơ quan soạn thảo, ông Phan Đức Hiếu, Trưởng ban Chính sách vĩ mô, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch Đầu tư –cũng là thư ký Tổ thường trực Ban soạn thảo sửa đổi Luật DN cũng thừa nhận rằng, có vẻ như chưa có sự thống nhất trong khái niệm nhà đầu tư nước ngoài.

Trao đổi với Đại Đoàn Kết, một cựu thành viên của Ban tư vấn Thủ tướng Chính phủ cho rằng, nguyên tắc cơ bản của xây dựng Luật phải khơi thông được khối sức mạnh của các thành phần DN. Hiện nay DN tư nhân đang có những nỗ lực bứt phá tạo ra nhiều lao động và việc làm. Tư duy xây dựng Luật phải đột phá mang tính chiến lược dài hạn, không thể vá víu. Việc quá coi trọng DNNN biểu hiện của tư duy "bình mới rượu cũ”. Hơn nữa các điều khoản sửa đổi trong dự thảo luật cũng chưa tách mạch được chức năng kinh doanh và chức năng công ích của DNNN.

Luật DN được xem là chìa khóa để mở ra hướng đi cho nền kinh tế. Khi các DN hoạt động công khai minh bạch, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đột phá. Luật DN sửa đổi lần này tăng 58 điều so với Luật DN năm 2005. Luật sửa đổi nhấn mạnh đến các điều, khoản như góp vốn của DN, vốn điều lệ, tỷ lệ sở hữu cổ phần, tên doanh nghiệp… Bên cạnh đó, Luật cũng chi tiết các điều, khoản về phần góp vốn sở hữu nhà nước; cổ phần sở hữu nhà nước; giá thị trường của phần vốn góp…Ông Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế VCCI nhận xét, dự thảo Luật cần tạo điều kiện hơn nữa cho các nhà kinh doanh trong quá trình thực hiện quyền tự do kinh doanh, mặt khác tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với DN.

Thúy Hằng

Đại đoàn kết

Các tin tức khác

>   Đường sắt Việt Nam: Cần một cuộc “đại phẫu”! (13/04/2014)

>   Thị trường bán lẻ: Thế yếu thuộc về... DN nội! (13/04/2014)

>   Doanh nhân Việt ở Ukraine: Chưa bao giờ khó khăn như hiện nay (12/04/2014)

>   Toyota mất vị trí dẫn đầu vào tay Trường Hải (12/04/2014)

>   Nhập khẩu từ nhân công đến ốc vít (12/04/2014)

>   Doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài: Được mở vẫn lo (11/04/2014)

>   Đại biểu Quốc hội đề nghị siết quản lý vốn đầu tư Nhà nước (11/04/2014)

>   8 công ty sữa lớn bị ngân sách “đòi” gần 500 tỷ đồng (11/04/2014)

>   Ngành cơ khí: "Miếng ngon" vẫn rơi vào tay khối ngoại (11/04/2014)

>   Doanh số Mercedes-Benz Việt Nam quý I tăng 60% (11/04/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật