Chủ Nhật, 27/04/2014 09:31

Nhóm G-7 nhất trí áp đặt trừng phạt mới đối với Nga

Lãnh đạo Nhóm G-7 (gồm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới là Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Italy, Canada và Nhật Bản) đã nhất trí áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga liên quan cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Nguyên thủ các nước G7 và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso (phải, trước) tại hội nghị diễn ra hồi tháng 3/2014.

Thông báo chung của G-7, do Nhà Trắng công bố ngày 26/4, nói rõ các biện pháp mới sẽ sớm được áp đặt nhằm trừng phạt việc Nga không tuân thủ Thỏa thuận 4 bên về giải quyết khủng hoảng ở Ukraine.

Thông báo nhấn mạnh tình hình cấp bách đã buộc G-7 phải hành động nhanh chóng để đảm bảo cuộc bầu cử tổng thống ở Ukraine, dự kiến vào tháng tới, sẽ diễn ra thành công và hòa bình.

Một quan chức cấp cao của Mỹ, yêu cầu giấu tên, cho biết mỗi nước G7 sẽ tự đưa ra biện pháp trừng phạt của mình, có thể phối hợp với nhau, nhưng không nhất thiết các biện pháp phải giống nhau. Các biện pháp có thể nhằm vào cá nhân hoặc các công ty có ảnh hưởng trong các khu vực quan trọng của nền kinh tế Nga như năng lượng và ngân hàng.

Nhiều khả năng Mỹ sẽ công bố các biện pháp mới trừng phạt nhằm vào các quan chức cấp cao trong lĩnh vực năng lượng và ngân hàng Nga vào đầu tuần tới (28/4).

Tuy nhiên, mặc dù tiếp tục chuẩn bị các động thái mở rộng và phối hợp trừng phạt Nga, trong tuyên bố, G-7 cũng nhấn mạnh cánh cửa vẫn mở cho một giải pháp ngoại giao đối với cuộc khủng hoảng Ukraine, trên cơ sở Thỏa thuận Geneva. Nhóm này kêu gọi Nga tham gia tiến trình này.

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Crimea đối diện khả năng thiếu hụt năng lượng trầm trọng (26/04/2014)

>   Dầu chứng kiến tuần lao dốc mạnh nhất từ giữa tháng 3 (26/04/2014)

>   Vàng vượt 1,300 USD/oz sau 3 phiên leo dốc liên tiếp (26/04/2014)

>   Định hạng tín nhiệm của Nga về gần mức nguy hiểm (25/04/2014)

>   Trung Quốc cho tư nhân đầu tư vào các dự án nhà nước (25/04/2014)

>   Nga hướng sang Đông Á (25/04/2014)

>   Một số hệ quả của GDP Trung Quốc tăng trưởng chậm lại (25/04/2014)

>   EC: Hy Lạp đã đạt thặng dư ngân sách trong năm 2013 (24/04/2014)

>   Đồng USD suy yếu do Mỹ-Nhật chưa thống nhất về TPP (24/04/2014)

>   Nợ công - Thách thức chung của nhiều quốc gia Caribbean (24/04/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật