Thứ Bảy, 05/04/2014 15:39

Nghịch lý 30% cắp ô, địa phương vẫn xin tăng biên chế

Trong khi các nỗ lực cắt giảm biên chế đang thực hiện thì nhiều bộ, ngành, địa phương tiếp tục có văn bản đề nghị xin thêm biên chế.

Nhiều bộ, ngành vẫn đang tiếp tục xin thêm biên chế

Vụ trưởng Vụ Tổ chức- Biên chế (Bộ Nội vụ) Thái Quang Toản vừa cho biết như vậy trên tờ Tiền phong.

“Hầu như bộ, ngành, địa phương nào cũng xin thêm biên chế gây áp lực rất lớn lên Bộ Nội vụ”, ông Thái Quang Toản nói.

Các ngành, lĩnh vực xin tăng biên chế như: Thanh tra Xây dựng, Thanh tra Giao thông, Quản lý thị trường, Kiểm lâm... Tuy nhiên, các đề xuất này đều bị từ chối do chủ trương chung là từ nay đến 2016 không tăng thêm biên chế.

Ông Toản cũng cho biết, Bộ Nội vụ đã căn cứ vào Kết luận của Trung ương và Nghị quyết của QH để không đồng ý với các kiến nghị xin thêm biên chế của nhiều bộ, ngành, địa phương.

Các đề xuất này được đưa ra trong khi Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo nghị định của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.

Thậm chí trước đó Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng từng nói thẳng thực trạng công chức không làm việc: “Chúng ta hiện đang có 2,8 triệu công chức, nhưng thực sự 2,8 triệu công chức ấy có cống hiến hết mình hay không? Chế độ chi cho công chức, công vụ của chúng ta hiện nay vẫn tính trên tổng biên chế nói chung, mà chưa tính đến việc làm cụ thể của từng vị trí công chức. Biên chế càng lớn thì chi thường xuyên càng lớn. Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”, Phó Thủ tướng nói.

Nhưng có một thực tế từng được GS.TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện hành chính Quốc gia chỉ ra đó là: nghịch lý sau 4 lần sắp xếp tổ chức, tinh giảm biên chế nhưng sau 2-3 năm lại thấy bộ máy tăng gấp đôi. Mỗi đời lãnh đạo lên lại thấy phải thay đổi và bổ sung thêm lực lượng. Nên số người bị thay thì chuyển sang cơ quan khác, còn bổ sung thêm lại là số mới. Và như thế bộ máy phình lên mà không thể kiểm soát”, TS Tri phân tích.

Theo ông, muốn giải quyết vấn đề này phải đi đến gốc rễ cơ bản. Vì vậy nhà nước muốn thực sự giải quyết vấn đề này phải thành lập văn phòng biên chế quốc gia. Văn phòng này định chế cả Đảng, cả Chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội.

“Nếu không ông này bỏ bớt thì lại chuyển sang ông khác. Chuyển từ Chính phủ sang Mặt trận hoặc sang hội này hội kia và cuối cùng tổng cộng lại vẫn là con số lớn”, TS Tri nhấn mạnh.

Cũng liên quan đến vấn đề này, thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Hồng Sơn từng đề xuất: nên bỏ cơ chế biên chế mà thay bằng cơ chế khoán kinh phí, bởi biên chế nhiều chưa chắc đã làm việc tốt và nếu làm việc tốt thì được trả lương nhiều, như thế sẽ phát huy được tính sáng tạo của người lao động và rất tiết kiệm được kinh phí.

Phương Nguyên

Báo đất việt

Các tin tức khác

>   Phát hiện thêm 2 "siêu đường hầm" giữa Mỹ và Mexico (05/04/2014)

>   Thưởng tiền tỉ cho người tố cáo tham nhũng (05/04/2014)

>   Bất thường truyền hình trả tiền (05/04/2014)

>   Choáng với giá thực của bản quyền truyền hình World Cup 2014 tại Việt Nam (04/04/2014)

>   Hà Nội nói gì về “nghi án” bẻ cong đường Trường Chinh? (04/04/2014)

>   VFF thời doanh nhân: 'Đầu tư ngoài ngành' nên... lo (04/04/2014)

>   Đại gia Trầm Bê xây ngôi chùa thứ 9, trị giá 600.000 USD (04/04/2014)

>   Vỡ ống nước sạch Sông Đà: Lộ “bí mật” khó tin của Vinaconex (04/04/2014)

>   Xây trường 90 tỉ đồng rồi bỏ hoang (04/04/2014)

>   Tiếp tục tố tội thủy điện (04/04/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật