Thứ Hai, 28/04/2014 13:53

Dự trữ ngoại hối đạt kỷ lục 35 tỉ USD

Đó là thông tin được Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định tại hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp sáng nay (28.4).

Thống đốc Nguyễn Văn Bình

“Được sự cho phép của Thủ tướng, hôm nay tôi xin vui mừng thông báo dự trữ ngoại hối quốc gia đã đạt mức kỷ lục, cao nhất từ trước đến nay, trên 35 tỉ USD”, ông Bình phấn khởi chia sẻ.

Trong thông điệp gửi tới cộng đồng doanh nghiệp tham gia hội nghị, Thống đốc cũng khẳng định chắc nịch: “Chính sách tiền tệ từ nay đến cuối năm sẽ chắc chắn ổn định để các doanh nghiệp có thể yên tâm xây dựng các phương án kinh doanh”.

Sự ổn định này theo ông Bình, thứ nhất đối với tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ ổn định từ nay đến cuối năm, nếu có điều chỉnh cũng chỉ ở mức tối đa 1%. Đối với lãi suất, mục tiêu tiếp tục giảm được đặt lên hàng đầu, cứ 10-15 ngày, Ngân hàng Nhà nước lại xem xét có cơ hội là giảm ngay. Cố gắng từ nay đến cuối năm giảm được 1-2%/năm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, ông Bình cũng chia sẻ, do ngân hàng vay tiền của người gửi phải trả lãi suất, nên nếu có giảm cũng phải thận trọng vì rủi ro thanh khoản của hệ thống.

Nợ cũ lãi cao chủ yếu nằm trong bất động sản, tiêu dùng

Liên quan đến các khoản vay cũ lãi suất cao, ông Bình cho biết, tính đến thời điểm hiện tại lãi suất trên 13% năm toàn hệ thống chỉ chiếm 16% tổng dư nợ. Trong khi đó, tại thời điểm ngày 15.7.2012 có 70% dư nợ có lãi suất trên 15%/năm. Các khoản vay trên 15% /năm chỉ còn chiếm 5% tổng dư nợ.

Bức tranh lãi suất nợ cũ theo đánh giá đã có thay đổi lớn về cơ cấu lãi suất. Qua rà soát, Ngân hàng Nhà nước xác định mức lãi trên 13%/năm chủ yếu rơi vào lĩnh vực không khuyến khích. Cụ thể, cho vay tiêu dùng. Theo ông Bình đây là lĩnh vực có nhiều rủi ro nên các ngân hàng phải áp mức lãi suất cao hơn.

Thứ hai, lĩnh vực bất động sản. Đối với các dự án thực sự có hiệu quả, hiện tập hợp của các ngân hàng cho biết, nhiều dự án đang triển khai, doanh nghiệp sẵn sàng vay lãi suất 14-15%/năm. “Riêng đối với các doanh nghiệp BĐS đã chết rồi thì chẳng ai cơ cấu lại nữa. Ngân hàng cứ để đấy thôi, khoản này chúng ta cũng chịu”, ông Bình nói.

Ngoài tiêu dùng và bất động sản, lãi cao còn tập trung ở các khoản nợ quá hạn mà doanh nghiệp bị ngân hàng phạt lãi suất chậm trả 150%/năm. “Các ngân hàng cũng đặt vấn đề, đối với doanh nghiệp không còn khả năng tồn tại chúng em để đó thôi. Còn nếu họ trả được một phần nợ gốc, chúng em đã xóa nợ. Còn lãi suất phạt để ngân hàng gây áp lực, còn nếu thu được đúng lãi suất đó là phấn khởi rồi”, ông Bình nói.

Anh Vũ

Thanh Niên

Các tin tức khác

>   Ai đang đại diện vốn cho Eximbank tại Sacombank? (28/04/2014)

>   Sacombank mang lại khoản lợi bao nhiêu cho Eximbank? (28/04/2014)

>   Ông Phạm Hữu Phú trúng cử Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Eximbank (28/04/2014)

>   Eximbank: Lãi khoảng 580-600 tỷ sau 4 tháng đầu năm 2014 (28/04/2014)

>   3 ứng viên vào HĐQT Eximbank là ai? (28/04/2014)

>   Số liệu nợ xấu vênh nhau: Bên cộng, bên trừ! (28/04/2014)

>   Trực tuyến ĐHĐCĐ Eximbank: Ông Lê Hùng Dũng tiếp tục giữ chức Chủ tịch (28/04/2014)

>   Ngân hàng Nhà nước: Chỉ niêm phong vàng khi có chứng cứ vi phạm (27/04/2014)

>   “Vùng tối” vay nợ nước ngoài (27/04/2014)

>   Ủy ban Kinh tế: Cần đánh giá tác động của Bitcoin (27/04/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật