Thứ Hai, 14/04/2014 09:18

Chuyển giá- đến lúc phải xử lý dứt điểm

“Không nên vì hoạt động chuyển giá mà đánh giá thấp vai trò của doanh nghiệp FDI, song ở góc độ kinh tế tôi cho rằng cũng đến lúc cần phải xử lý vì hành động này gây thất thu thuế, ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong nước”, TS Lưu Bích Hồ, nhận định.

* 20% doanh nghiệp FDI thừa nhận chuyển giá

Với việc các doanh nghiệp FDI khai lỗ tới hơn 68 nghìn tỷ trong năm 2013, hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam đang khiến dư luận quan tâm. Nhiều quan điểm cho rằng, đây là vấn đề khá nghiêm trọng cần phải xử lý dứt điểm. Tổ Quốc đã trao đổi với TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển,về vấn đề này.

“Không nên vì hoạt động chuyển giá mà đánh giá thấp vai trò của doanh nghiệp FDI, song ở góc độ kinh tế cũng đến lúc cần phải xử lý vì hành động này gây thất thu thuế, ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong nước”

+ Ông nhận định thế nào về con số 20% doanh nghiệp tham gia hoạt động chuyển giá như trong kết quả khảo sát vừa công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)?

TS Lưu Bích Hồ: Khảo sát của VCCI là căn cứ trên chứng cứ, tuy nhiên con số theo tôi nghĩ cũng chỉ có tính chất tương đối, thực tế có khi còn hơn.

Con số này dù chưa tới mức báo động nhưng cũng cho thấy cách quản lý của các cơ quan chức năng về các doanh nghiệp FDI chưa được tốt. Điều này cũng sẽ gây ra tiền lệ xấu và gây hậu quả lan truyền trong hoạt động của các doanh nghiệp.

Vừa qua, trước những thông tin về việc quản lý doanh nghiệp FDI có nhiều vấn đề, Chính phủ cũng đã có quy định phải rà soát chặt chẽ hoạt động của khối doanh nghiệp này, đặc biệt là khâu lựa chọn và tiếp nhận khối doanh nghiệp này vào nước ta phải được thực hiện đúng với mục đích yêu cầu.

Chúng ta tiếp nhận doanh nghiệp FDI với mục đích tiếp nhận công nghệ tốt, mang hiệu quả về mặt xã hội, môi trường…chứ không phải đem thiệt hại cho chúng ta.

Hoạt động chuyển giá xảy ra là do các doanh nghiệp FDI muốn thu lợi. Phần lớn các hoạt động chuyển giá đang diễn ra xuất phát từ việc doanh nghiệp FDI muốn chuyển lợi nhuận về nước để được hưởng thuế suất thấp hơn.

Tuy nhiên, không nên vì hoạt động chuyển giá mà đánh giá thấp vai trò của doanh nghiệp FDI, song ở góc độ kinh tế tôi cho rằng cũng đến lúc cần phải xử lý vì con số hàng chục % doanh nghiệp FDI chuyển giá là không bình thường, hành động này gây thất thu thuế, ảnh hưởng xấu tới các doanh nghiệp trong nước.

Tôi cho rằng, không chỉ doanh nghiệp FDI mà ngay cả doanh nghiệp trong nước cũng không tránh khỏi việc này. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần phải quản lý tốt hơn cả doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước.

“Không nên vì hoạt động chuyển giá mà đánh giá thấp vai trò của doanh nghiệp FDI, song ở góc độ kinh tế cũng đến lúc cần phải xử lý vì hành động này gây thất thu thuế, ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong nước”.

+ Ông có thể nói cụ thể hơn về những tác động xấu mà hoạt động chuyển giá gây ra cho các doanh nghiệp nội địa?

TS Lưu Bích Hồ: Các doanh nghiệp FDI vốn được hưởng những ưu đãi thuế, đất…nên việc “né” thuế của các doanh nghiệp FDI càng dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh, môi trường kinh doanh giữa các loại hình doanh nghiệp không bình đẳng, minh bach.

Chúng ta là không nên coi doanh nghiệp FDI như chiến lược phát triển kinh tế của đất nước mà chỉ ở giai đoạn đầu. Tới khi chúng ta có một nền kinh tế phát triển ổn định như một số nền kinh tế ổn định và phát triển khác trên thế giới thì sự tham gia, đóng góp của loại hình doanh nghiệp này sẽ giảm đi rất nhiều.

Một nền kinh tế phát triển là phải dựa vào thực lực, trong đó có sự phát triển vững vàng của các doanh nghiệp nội địa.

Thừa nhận tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp FDI trong kinh tế của chúng ta là cao nhưng đó không phải là tăng trưởng thực của nền kinh tế chúng ta. Nó chỉ cho thấy chúng ta còn phụ thuộc và cần phải thay đổi.

+ Ông nghĩ sao về việc các doanh nghiệp FDI khai lỗ tới hơn 68 nghìn tỷ trong năm 2013, giữa lúc các “nghi án” chuyển giá vẫn đang làm nóng công luận?

TS Lưu Bích Hồ: Hiện tượng chuyển giá diễn ra nhiều nhất là ở các nước có hệ thống luật pháp lỏng lẻo và trình độ quản lý yếu kém.

Việc các doanh nghiệp FDI khai lỗ tới hơn 68 nghìn tỷ trong năm 2013 là con số rất đáng báo động và là một trong những dấu hiệu nghi ngờ việc các doanh nghiệp FDI đã tiến hành việc chuyển giá nhằm mục đích trốn thuế. Vì thế cần phải tìm hiểu xem doanh nghiệp lỗ do đâu? Họ có xin mở rộng sản xuất không?

Với những “nghi án” như trên, thiết nghĩ các cơ quan làm chính sách phải điều tra, có các bộ phận để thẩm định xử lý vấn đề này.

Tất nhiên sửa đổi trong quản lý sẽ không hề đơn giản vì liên quan tới nhiều bộ, ngành. Chúng ta rất cần sự đồng bộ trong quản lý giữa các bộ, ngành liên quan để quản lý tốt hơn hoạt động của doanh nghiệp FDI.

+ Các doanh nghiệp FDI thường có đội ngũ chuyên gia tư vấn giỏi trong việc tránh thuế thông qua xác định giá chuyển giao. Trong khi chúng ta lại quản lý quá lỏng lẻo. Chính sách thuế lại thường xuyên thay đổi. Từ đầu năm 2012, Tổng cục Thuế đã thành lập Tổ quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá nhưng kết quả mới chỉ là quyết định phạt, truy thu thuế. Vậy trước những bất cập trên, theo ông chúng ta phải làm gì?

TS Lưu Bích Hồ: Đã đến lúc chúng ta không thể “làm ngơ” được nữa và đặc biệt không nên đơn giản hoá sự việc. Tôi hoàn toàn đồng ý về việc các doanh nghiệp FDI rất có kinh nghiệm trong việc “né” thuế bởi thực tế doanh nghiệp nào một khi đã hoạt động kinh doanh đều muốn có lãi.

Chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý loại hình doanh nghiệp này mặc dù cũng đã có một số hoạt động nhằm kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp FDI trong thời gian qua. Chính phủ vừa qua cũng đã có quy định rà soát chặt chẽ hoạt động của họ. Ngoài ra, đã đến lúc chúng ta phải kiện toàn lại hệ thống pháp luật để xử lý dứt điểm vấn đề này…

Nhiều quốc gia quanh chúng ta như: Thái Lan, Malaysia…đều đang quản lý khá tốt vấn đề này. Tuy nhiên tôi cho rằng, chúng ta không phải học cách quản lý của “ai” cả mà có thể rút ra bài học từ chính chúng ta.

Thực ra chúng ta biết hết, biết nhiều về việc các doanh nghiệp FDI chuyển giá nhưng chúng ta không làm, không xử lý mà thôi!

+ Cám ơn ông!

Quỳnh Anh

tổ quốc

Các tin tức khác

>   5 lĩnh vực có tiềm năng XK sang Pháp (13/04/2014)

>   Trung Quốc trúng thầu, chưa chắc rẻ (13/04/2014)

>   Thúc cổ phần hóa bằng thông báo “cầm tay chỉ việc” (13/04/2014)

>   Ủy ban Kinh tế nhất trí việc sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư (13/04/2014)

>   ĐBSCL: Giá tôm nguyên liệu giảm, doanh nghiệp lãi khá (13/04/2014)

>   Sửa đổi Luật Doanh nghiệp: Phải thoát khỏi tư duy “bình mới rượu cũ” (13/04/2014)

>   Đường sắt Việt Nam: Cần một cuộc “đại phẫu”! (13/04/2014)

>   Thị trường bán lẻ: Thế yếu thuộc về... DN nội! (13/04/2014)

>   Doanh nhân Việt ở Ukraine: Chưa bao giờ khó khăn như hiện nay (12/04/2014)

>   Toyota mất vị trí dẫn đầu vào tay Trường Hải (12/04/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật