Chủ Nhật, 16/03/2014 14:41

Xu thế dòng tiền: Ngành nào lãi nhất quý 1?

Trái ngược với tuần trước, các chuyên gia trong tọa đàm "Xu thế dòng tiền" của VnEconomy tuần này đã nhìn nhận hiện tượng “nóng ruột” nhất định của dòng vốn đang chờ đợi bên ngoài thị trường.

Khi đa số nhà đầu tư bán ra chờ đợi một đợt giảm sâu hơn để mua lại, và kịch bản đó đã không xảy ra thì hiện tượng chấp nhận quay lại đã làm thanh khoản tăng lên.

Mặc dù VN-Index cuối tuần đã không vượt được 600 điểm, nhưng đánh giá về xu hướng thị trường của các chuyên gia vẫn lạc quan. 2/5 chuyên gia quyết định tăng tỷ trọng danh mục, 1 người giảm về mức cân bằng 50/50, còn lại là tái cơ cấu tỷ trọng phân bổ trong danh mục.

Hiện tượng blue-chips giao dịch tích cực hơn trong tuần này cả về giá lẫn thanh khoản được nhìn nhận như một sự tất yếu khi kết quả kinh doanh quý 1/2014 sắp bắt đầu.

Không giảm được, thì tăng?

Cả 5 phiên tuần này VN-Index đã “lừng lững” đi lên và phá đỉnh cũ. Thanh khoản cũng tăng dần qua từng phiên. Tổng giá trị khớp lệnh thị trường tuần này lên tới trên 16.800 tỷ đồng, còn cao hơn cả tuần tạo đỉnh cuối tháng 2. Theo anh chị đó có phải là dấu hiệu của dòng tiền sốt ruột đã quay lại khi mà khả năng điều chỉnh sâu hơn đã không xảy ra? Cảm nhận của anh chị về độ lớn của dòng tiền này thế nào?

Dưới góc quan sát của một người trong nghề, tôi hoàn toàn có thể cảm nhận được sự sốt ruột của dòng tiền hiện tại, thậm chí thị trường đang bắt đầu lôi kéo được những nhà đầu tư đã đứng ngoài thị trường nhiều năm quay trở lại.

Tuy nhiên, một lần nữa tôi nhấn mạnh rằng, thanh khoản lớn không chỉ có nghĩa là dòng tiền vào thị trường mạnh. Thanh khoản cao được duy trì nhưng mức sinh lời của các cổ phiếu hàng đầu không còn được như cách đây 1-2 tháng cho thấy có một lượng cổ phiếu với độ lớn không nhỏ cũng đang được bung ra ở thời điểm hiện tại.

Cảm nhận của tôi là có chút e ngại khi mà khối ngoại vẫn liên tục bán ròng, đây là khối nhà đầu tư có ảnh hưởng rất lớn trên thị trường trong khoảng 2-3 năm trở lại đây.

không hẳn là dòng tiền sốt ruột trở lại khi thị trường cứ lừng lững đi lên.Tôi thấy trọng điểm của dòng tiền trong tuần vừa rồi

Sự tăng điểm của thị trường xuất phát từ một dòng tiền rất chủ động cả về thời gian lẫn lựa chọn các nhóm cổ phiếu, dòng tiền đua theo chưa nhiều và vẫn còn một lượng cầu tiềm năng lớn đang đứng ngoài, chờ đợi thị trường xác nhận tín hiệu rõ ràng hơn.

Khi thị trường chứng khoán vẫn còn cơ hội kiếm tiền như vậy, hấp lực thu hút dòng tiền sẽ rất lớn, khả năng chúng ta sẽ được chứng kiến sự gia tăng liên tục của dòng tiền trong 1, 2 tuần tới.

Đã có nhiều nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường cũng nhưng những nhà đầu tư cũ quay lại thị trường là những lực cầu tiềm năng sẵn sàng tham gia mua cổ phiếu mỗi khi giá có cổ phiếu có dấu hiệu chùng xuống.

Ai cũng kỳ vọng thị trường điều chỉnh sâu để tham gia vào lại sau mỗi phi vụ chốt lời thì dòng tiền “sốt ruột” đã chảy vào làm thị trường nói chung cũng như các nhóm cổ phiếu “hot” nói riêng không điều chỉnh sâu và quay đầu trở lại tăng ngay trở lại sau 1-2 phiên giảm điểm.

Theo tôi độ lớn của dòng tiền đang ngày càng gia tăng phản ánh niềm tin của nhà đầu tư vào xu hướng tăng điểm hiện tại của thị trường và sự khởi sắc của nền kinh tế.

Trong tuần qua, mặc dù khối ngoại bán ròng, tuy nhiên các chỉ số vẫn tăng điểm với khối lượng cải thiện, điều này cho thấy dòng tiền nội đang khá bền và ở quy mô lớn.

Với mặt bằng lãi suất thấp, các kênh đầu tư khác chưa đủ sức hấp dẫn để cạnh tranh, nên trong thời gian tới sẽ có thêm nhà đầu tư chuyển tiền vào tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường chứng khoán.

Dòng tiền đang xoay vần từ các mã vốn hóa nhỏ và vừa chuyển dịch dần sang các cổ phiếu vốn hóa lớn giúp cho một số cổ phiếu vốn hóa lớn đã vượt mức đỉnh gần nhất của từng cổ phiếu, điển hình là GAS, PVD, VNM, FPT giúp cho độ hút tiền ngày càng được mở rộng ra.

Hệ quả là, các phiên giao dịch có giá trị 3.000-4.000 tỷ đồng trên cả hai sàn đã trở thành các phiên giao dịch thông thường. Bên cạnh đó, chỉ số không giảm sâu khỏi các ngưỡng hỗ trợ mạnh cũng là lý do khiến dòng tiền sớm quay trở lại thị trường.

Blue-chips hút dòng tiền lớn

Điểm khác biệt lớn nhất của tuần này có lẽ là xu hướng dòng tiền lại chạy vào các cổ phiếu vốn hóa lớn. Có thể nhìn thấy HAG, SSI, VNM…và nhiều mã khác trong nhóm VN30 đạt mức giao dịch rất cao. Tuần trước anh chị nhìn nhận rủi ro liên quan đến hoạt động tái cân bằng của các quỹ ETF cũng như mặt bằng giá cao khiến dòng vốn đã tạm thời thoát ly khỏi nhóm cổ phiếu này. Vậy đâu là nguyên nhân dòng tiền quay lại, trong khi thực tế mức điều chỉnh ở nhóm này vẫn còn khá nhỏ?

Theo tôi nguyên nhân chính giúp cho dòng tiền quay trở lại trước khi các quỹ ETF cơ cấu danh mục vào tuần tới bao gồm các lý giải sau: mức độ chia thưởng của nhiều cổ phiếu blue-chips dự kiến ở mức cao khoảng 30-50%; khối lượng cơ cấu danh mục của các quỹ ETF đã được xác định và được chuẩn bị cung cầu từ trước khiến cho việc cơ cấu này sẽ không còn nhiều bất ngờ; dòng vốn rẻ vẫn đang chảy vào thị trường đăc biệt khi trần lãi suất huy động được điều chỉnh về 6% vào đầu tuần sau.

Thị trường không điều chỉnh sâu và nhóm cổ phiếu lớn cũng có một tuần tăng điểm ấn tượng cho thấy dòng tiền mới tham gia vào thị trường là rất lớn. Nếu nhà đầu tư cũ, những nhà đầu tư kinh nghiệm sẵn sàng mua bán cổ phiếu ngắn hạn và đợi điều chỉnh để mua lại luôn bị chậm chân khi nhìn cổ phiếu luôn tăng cao phải mua lại cổ phiếu ở mức giá cao hơn.

Xét ở mặt bằng giá chung thì các cổ phiếu blue chips vẫn đang ở mức giá vừa phải, vẫn còn tiềm năng tăng giá tiếp thì chiến lược mua đuổi cổ phiếu vẫn được đa số nhà đầu tư áp dụng. Cùng với các tin tức vĩ mô hỗ trợ kèm theo niềm tin của đại đa số nhà đầu tư cho rằng VN-Index trước sau cũng lên các mốc cao hơn như 630, 650 điểm chẳng hạn thì việc mua ở ngưỡng 600 điểm là không quá rủi ro và chấp nhận được.

Tâm lý hưng phấn nhà đầu tư đang cao là yếu tố quyết định đến xu hướng và sự dịch chuyển của dòng tiền.

Như tôi đề cập tuần trước, các quỹ ETF không chi phối dòng tiền nhiều như trước, bởi độ bao phủ của dòng tiền hiện tại ở diện rộng, không tập trung vào một vài nhóm mã nữa.

Về hiện tượng dòng tiền tập trung vào các mã vốn hóa lớn tuần này, tôi cho rằng đấy là biểu hiện của một dòng tiền phòng thủ nhiều hơn. Những nhà đầu tư lớn đã bán ra vì đạt kỳ vọng trong tuần trước nữa sẽ có xu hướng vào lại các cổ phiếu bởi khả năng phân bổ tỷ lệ tiền lớn, mức độ rủi ro thấp.

 

Thực tế thì dòng tiền đang khá mạnh nhưng vẫn không thể phủ nhận những ảnh hưởng từ hoạt động cơ cấu của các quỹ ETF. Bất chấp việc VNIndex tăng điểm chọn tuần, phần lớn các cổ phiếu có trong danh mục của các quỹ ETF không đem lại hiệu quả cho nhà đầu tư trong tuần vừa qua.

Tôi cho rằng diễn biến này sẽ còn lặp lại ít nhất trong tuần tới khi mà chỉ riêng quỹ ETF VNM sẽ bán ròng các cổ phiếu Bluechips khác cỡ khoảng 800-900 tỷ đề dồn tỷ trọng vào 2 mã mới trong danh mục là MSNPVT.

Tôi chỉ ấn tượng với trường hợp của VNM và BMP, hai cổ phiếu này đều không bị tác động bởi các quỹ ETF và cũng có mức tăng không nhiều trong khoảng 1 năm vừa qua.

Chú ý rằng gần kỳ Đại hội cổ đông, nhiều thông tin tích cực về chia cổ tức, thưởng cổ phiếu được công bố. Tôi cho rằng đó là nhân tố tạo sự hấp dẫn cho các cổ phiếu blue chips, thu hút dòng tiền trở lại với nhóm cổ phiếu này.

Lợi nhuận quý 1: Ngành nào sẽ đột phá?

Thị trường đã bước vào trung tuần tháng 3, tức là chuẩn bị đón nhận mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/2014. Điều này có được nhìn nhận như một lực nâng đỡ thị trường trong thời gian tới hay không và theo anh chị, thị trường kỳ vọng nhất ở những nhóm cổ phiếu nào?

Khi tiền đổ vào chứng khoán càng nhiều, mức độ sục sạo các cơ hội đầu tư càng lớn. Vì thế, kết quả kinh doanh quý 1/2014 sẽ được khai thác triệt để và đóng vai trò duy trì dòng tiền trong nhịp tới, tuy nhiên, có thể sẽ khiến cho mức độ phân hóa càng rõ nét hơn.

Tôi kỳ vọng kết quả sẽ đột biến ở nhóm chứng khoán, ngân hàng.

 

Tôi cho rằng sau khi thị trường chứng khoán tăng giá liên tục trong vòng 6 tháng qua, những sự kỳ vọng phần lớn đã được phản ánh vào giá, nếu không muốn nói là nhiều trường hợp đang phản ánh quá mức.

Tất nhiên vẫn có thể có một vài sự đột biến ở một số ít doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực đang ở đáy khủng hoảng như bất động sản, xây lắp, vật liệu xây dựng…nhưng trên phương diện chung, tôi không kỳ vọng mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 sắp tới sẽ đem lại một cú hích mạnh mẽ cho thị trường.

 

Tôi cho rằng thị trường vẫn sẽ kỳ vọng nhiều vào nhóm cổ phiếu blue-chips đặc biệt là các cổ phiếu bất động sản, chứng khoán thậm chí ngân hàng hàng đầu có thanh khoản cao và có tin tức chia cổ tức cao hoặc có lợi nhuận quý 1 đạt kết quả tốt.

Thị trường đang ở vùng điểm cao, có thể trên 600 điểm và việc mua vào các blue-chips cũng là nơi trú ẩn khá an toàn trong trường hợp có điều chỉnh xảy ra.

Câu chuyện kết quả kinh doanh cũng được coi là một trong những nguyên nhân chính bởi nhiều nhà đầu tư mua bán cổ phiếu vẫn dựa trên những thông tin và yếu tố cơ bản của doanh nghiệp. Cổ phiếu nào càng có tin tức lợi nhuận, tin dự án, cổ tức thì cổ phiếu đó càng được ưa chuộng và kỳ vọng.

Nhóm cổ phiếu kỳ vọng nhất hiện nay đó là nhóm cổ phiếu chứng khoán, tiếp theo đó là bất động sản, xây dựng hạ tầng, bảo hiểm…

 

Kết quả kinh doanh sẽ không cải thiện trên diện rộng, nhưng thông tin này là cơ sở để định hướng lại dòng tiền, tạo sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu.

Tôi cho rằng nhóm cổ phiếu chứng khoán, hàng tiêu dùng và ngân hàng là những nhóm có lợi nhuận tăng trưởng so với quý IV/2013.

Cơ cấu danh mục: Nghiêng về blue-chips?

Mặc dù cả 5 phiên chỉ số VN-Index đều tăng điểm nhưng giá cổ phiếu đã có sự phân hóa tương đối rõ nét. Anh chị đã có những hoạt động giao dịch cơ cấu danh mục như thế nào?

 

Tôi nghiêng về việc giảm tỷ trọng những cổ phiếu nhỏ trong khi vẫn tiếp tục nắm giữ những cổ phiếu blue-chips dẫn dắt và những cổ phiếu mid-cap tăng trưởng.

Mốc 600 đã chạm và việc giảm tỷ lệ cổ phiếu là điều cần làm với tỷ lệ tiền/cổ phiếu là 50/50 để đảm bảo an toàn cho danh mục cũng như nắm bắt các cơ hội khác một khi thị trường quay trở lại tăng vượt ngưỡng 600.

Tôi sẽ lựa chọn các cổ phiếu blue chips chịu lực bán mạnh từ các quỹ ETF để giải ngân và tăng tỷ trọng danh mục.

Tỷ trọng cổ phiếu cho danh mục đầu tư ngắn hạn dự kiến ở mức 50%.

Tôi vẫn duy trì tỷ lệ cao 80% cổ phiếu. Trong tuần vừa rồi tôi cơ cấu một phần sang các cổ phiếu penny.

Như kế hoạch tuần trước đó, tôi đã tăng tỷ trọng ở nhóm cổ phiếu thị giá thấp với các trường hợp như MCG, DLG… Tôi tiếp tục đặt cược vào nhóm cổ phiếu này cho tuần giao dịch kế tiếp, cơ hội lớn sẽ đến ở các nhóm cổ phiếu thị giá dưới 8.000 đồng và không có nguy cơ hủy niêm yết do thị trường đang thiết lập lại mặt bằng giá.

Tuy nhiên, cũng đã gần 1 tháng trôi qua kể từ thời điểm tôi bắt đầu để ý tới nhóm cổ phiếu này với các cổ phiếu nhỏ đầu P, tôi cho rằng độ khó của cuộc chơi sẽ tăng dần lên khi mà cũng đang có khá nhiều người đang hướng dần sự chú ý vào các điểm nóng này.

Ở danh mục dài hạn, tôi chọn VNM, BMP sau những cú bứt phá của 2 cổ phiếu này trong tuần vừa qua.

Tôi nâng tỷ lệ bluechips lên 60%, midcaps và small cap ở quanh 20%-30%, tiền mặt duy trì từ 10-20% danh mục.

Xu thế tăng là chủ đạo

 

Trong nhiều kỳ trước, thậm chí là đa số các phân tích mà thị trường đón nhận cho đến giờ, kỳ vọng đều đặt ở mức VN-Index 600 điểm. Vậy với những diễn biến tương đối thất vọng trong phiên cuối tuần, liệu anh chị nhìn nhận cơ hội đi tiếp của thị trường như thế nào?

Tôi nghiêng về thị trường biến động điều đi ngang ở tuần tới không loại trừ có phiên điều chỉnh mạnh do việc vượt ngay ngưỡng 600 là điều rất khó. Thị trường nên có những phiên điều chỉnh thực sự để cân bằng lượng cung cầu.

Tin tức vĩ mô vừa đón nhận từ việc hạ trần lãi suất huy động thêm 1 % từ đầu tuần tới sẽ hỗ trợ thị trường vững vàng hơn ở độ cao mới. Theo tôi xu hướng đi ngang hướng lên trên vẫn là chủ đạo trong tuần tới.

Tuần tới, thị trường sẽ có diễn biến rất sôi động do các quỹ ETF thực hiện chốt cơ cấu danh mục. Tuy nhiên, các cổ phiếu vốn hóa lớn nhất vẫn còn nhiều động lực tăng giá do vậy khả năng VnIndex sẽ duy trì được đà tăng nhẹ.

 

Thị trường sẽ tiếp tục có những nghi ngờ quanh 600 điểm, biểu hiện giằng co sẽ diễn ra trong 1, 2 phiên tới nhưng tôi kỳ vọng sẽ không điều chỉnh sâu.

Cơ hội đi lên tiếp vẫn còn rộng mở, nhưng cạm bẫy cũng nhiều hơn, vì vậy tôi giữ chiến thuật gần như nắm giữ cổ phiếu trong 3 tuần qua để giữ lợi thế T+, chủ động hơn với diễn biến thị trường.

Tôi cho rằng kịch bản tốt nhất là sẽ có một sideway-up, một kênh lên hẹp. Trong trường hợp lực bán từ khối nhà đầu tư nước ngoài quá mạnh, một dải giá đi ngang có thể được hình thành trong khoảng 570-600 điểm.

Với góc nhìn về một xu hướng vận động trong kênh hẹp của thị trường, ở khía cạnh cơ hội, một lần nữa tôi nhấn mạnh các cổ phiếu thị giá thấp.

Nguyễn Hoàng

vneconomy

Các tin tức khác

>   FPTS: 70% khả năng VN-Index sẽ đạt 600-630 điểm vào cuối năm (15/03/2014)

>   Những rủi ro của thị trường trong ngắn hạn (17/03/2014)

>   Góc nhìn 14/03: Tiếp tục giữ hay chốt lời một phần? (13/03/2014)

>   Cổ phiếu nào đáng quan tâm trong thời gian tới? (13/03/2014)

>   Góc nhìn 13/03: Đến lúc điều chỉnh? (12/03/2014)

>   Tăng room cho NĐT ngoại: Không phải… sợ (12/03/2014)

>   Thị trường chứng khoán: Có hay không điều chỉnh trong tháng 3? (12/03/2014)

>   Góc nhìn 12/03: Thử thách tại vùng kháng cự 590 (11/03/2014)

>   Cổ phiếu cơ bản tốt (11/03/2014)

>   Góc nhìn 11/03: Có thể tăng nhưng rủi ro cũng đang lớn dần! (10/03/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật