Chủ Nhật, 30/03/2014 21:15

Xu thế dòng tiền: Chu kỳ tăng mới sẽ lặp lại?

Những biến động mạnh trên thị trường đầu tuần đã khiến các chuyên gia trong toạ đàm hàng tuần "Xu thế dòng tiền" của VnEconomy phản ứng khá quyết liệt, khi 3/5 người thực hiện giảm tỷ trọng cổ phiếu, 1 người thực hiện trading một phần danh mục. Tỷ trọng cổ phiếu thấp nhất mà VnEconomy ghi nhận là 30%.

Đánh giá về khả năng phục hồi cũng như mối tương quan với thời điểm thị trường đầu tháng 3, hầu hết các chuyên gia đều nhìn nhận yếu tố khác biệt là tính thanh khoản đã cao hơn nhiều, mặt bằng giá cũng cao hơn, đồng nghĩa với sức ép lớn hơn và khả năng phục hồi sẽ cần nhiều “năng lượng” về dòng tiền hơn.

Tuy nhiên các cơ hội được đánh giá là vẫn tồn tại, và mức độ phân hóa của các cơ hội này sẽ rõ ràng hơn. Các cổ phiếu có cơ hội lớn nhất thuộc về những mã có thông tin hỗ trợ trong đợt đại hội cổ đông cũng như các cổ phiếu có thể dự đoán được triển vọng kết quả kinh doanh tích cực trong quý 1/2014.

Kịch bản cũ có lặp lại?

 

Thị trường đã có nhiều biến động mạnh trong tuần này, đặc biệt là phiên giảm ngày 26/3. Hai phiên cuối tuần VN-Index đã phục hồi nhưng có thể thấy thanh khoản sụt giảm mạnh. Đã có điểm gì đó rất tương đồng với tuần đầu tháng 3 này với phiên giảm ngày 3/3. Thị trường thời điểm đó cũng phục hồi dần với thanh khoản rất thấp. Anh chị đánh giá mức độ tương đồng đó như thế nào? Liệu thị trường có khả năng lặp lại chu kỳ tăng sau đó hay không?

 

Tôi thấy nhịp điều chỉnh lần này tương đồng với giai đoạn đầu tháng 3 ở 2 điểm: (1) phục hồi với thanh khoản thấp, (2) các nhóm cổ phiếu phân hóa, vẫn có những nhóm cổ phiếu gần như chỉ điều chỉnh đi ngang.

Tuy nhiên, tính chất 2 nhịp điều chỉnh này vẫn khác nhau, rõ nét nhất là ở quy mô dòng tiền và mức độ điều chỉnh của nhóm bluechip. Hai phiên giảm điểm thanh khoản lớn đã cuốn phăng tất cả thành quả của chục phiên giao dịch trước đó, những mã lớn giảm điểm không dứt.

Điều tích cực là dòng tiền vẫn tập trung và chủ động ở những nhóm cổ phiếu cá biệt, cho thấy khả năng tăng điểm sau đó vẫn còn, nhưng có thể sẽ mất thời gian hơn so với hồi đầu tháng.

 

Tôi sẽ sử dụng một số tín hiệu kỹ thuật để chỉ ra những nét tương đồng giữa phiên giảm 26/3 với phiên 3/3 như sau : Giá đều giảm mạnh kèm thanh khoản tăng cao đột biến khi chạm phải biên trên của kênh giá ngắn hạn (kênh tăng giá kéo dài từ đầu tháng 2/2014). Sau đó, đà giảm cũng đều chững lại ở đường kỹ thuật MA20 đồng thời cũng ngay tại biên dưới của kênh tăng giá, và sau đó là những phiên hồi phục với thanh khoản thấp.

Cho đến khi giá vẫn đang vận động trong kênh tăng này, thì hoàn toàn có thể kỳ vọng vào một kịch bản không đến nỗi tệ cho tuần giao dịch kế tiếp.

Tuy nhiên, cũng ở góc nhìn kỹ thuật, cần lưu ý hiện tượng MACD đang liên tục tạo phân kỳ âm với đường giá trên đồ thị VNIndex, điều này cho thấy động lượng của xu thế tăng hiện tại đang tiếp tục yếu đi.

Diễn biến tương quan khối lượng và biến động của chỉ số khá giống với các phiên ngày 3/3 và 4/3. Tuy nhiên bối cảnh thị trường đã có nhiều thay đổi: Mặt bằng khối lượng, giá trị giao dịch cao hơn, nhà đầu tư nước ngoài không còn duy trì mua ròng liên tục, nhiều chính sách kỳ vọng đã được công bố…

Do vậy khả năng lặp lại một chu kỳ tăng giá mạnh như giai đoạn trước khó có khả năng xảy ra. Tôi cho rằng, giai đoạn tới sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu sẽ diễn ra mạnh hơn.

Theo tôi giai đoạn điều chỉnh cùng với phiên giảm điểm ngày 3/3 và giai đoạn điều chỉnh cùng với phiêm giảm điểm mạnh ngày 26/03 là hoàn toàn khác nhau nếu xét qua diễn biến tăng điểm trước đó rồi điều chỉnh và nhất là nếu chúng ta phân tích kỹ bước sóng Elliot thông qua giai đoạn tăng điểm vừa qua.

Nếu giai đoạn điều chỉnh trước đó gồm phiên giao dịch ngày 3/3 đang nằm trong xu hướng tăng của Sóng 1 (Elliot) lớn thì giai đoạn điều chỉnh hiện nay bao gồm phiên điều chỉnh ngày 26/3 với 2 phiên đầu tuần tới sẽ nằm trong sóng 2 điều chỉnh lớn.

Xét về khối lượng giao dịch thì các phiên điều chỉnh giảm điểm trước thanh khoản thấp thì các phiên điều chỉnh gần đây thanh khoản rất lớn. Như vậy việc điều chỉnh của thị trường sẽ phải lâu hơn trước khi quay trở lại xu hướng tăng điểm.

Phiên điều chỉnh mạnh vào giữa tuần vừa qua đã xóa đi đà tăng điểm rất tốt được tích lũy trong một vài phiên trước đó. Thị trường đang rất hào hứng khi vượt qua ngưỡng cản tâm lý 600 điểm và phải mất hai phiên hồi phục khá vào cuối tuần để quay lại mốc 595 điểm.

Theo tôi áp lực bán ròng đã giảm bớt của khối ngoại và việc công bố kết quả quý I khả quan của các cổ phiếu trụ cột có thể là động lực để thị trường tích lũy trở lại cho một xu hướng tăng điểm cần được xác nhận lại.

Thiếu động lực từ dòng vốn ngoại

 

Nếu không tính đến giao dịch bán thỏa thuận MSN quy mô lớn thì quả thực mức bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài tuần này đã giảm mạnh so với tuần trước. Tuy nhiên tuần này lần đầu tiên chứng kiến quỹ VNM xuất hiện mức discount và có hiện tượng rút vốn ròng. Theo kinh nghiệm quan sát thị trường của anh chị, có tính chu kỳ nào trong thời gian tới liên quan đến biến động vốn của các quỹ ETF hay không?

Tính chu kỳ? Không! Vì từ khi ETF "nhảy" vào thị trường Việt Nam tới giờ, chưa có tháng 3 nào thống kê ghi nhận khối ngoại bán ròng theo giá trị khớp lệnh trên sàn HSX. Vậy mà tháng 3 vừa qua - dù còn 1 phiên nữa mới hết tháng - giá trị bán ròng trên sàn HSX đã lên tới trên 1.400 tỷ.

Tôi có phần hơi e ngại về diễn biến này vì lần gần nhất thị trường ngược dòng với lực bán ròng của khối ngoại là quãng thời gian tháng 9/2009. Khi đó, các cổ phiếu Bluechips hàng đầu như PVS, PVD, HPG, DPM... gần như không tăng thêm được nữa. Quãng thời gian 1 tháng khối ngoại bán ròng là quãng thời gian "nổi loạn" của nhóm đầu cơ với tâm điểm là các cổ phiếu Sông Đà. Có điều gì đó khá tương đồng giữa giai đoạn vừa qua với giai đoạn đó.

Quan sát giao dịch của các quỹ ETF trong các năm 2012 và 2013 thì diễn biến năm nay cũng khá tương đồng. Các quỹ ETF thường huy động vốn mạnh, ổn định từ cuối năm trước cho đến tháng 3 năm sau.

Với khoảng thời gian còn lại, việc huy động/rút vốn của các quỹ ETF diễn ra đan xen và không tạo được “cú huých” tới xu hướng thị trường như 03 tháng đầu năm.

Theo tôi giao dịch của các quỹ ETF thường mang tính ngắn hạn, ít khi có hiện tượng nắm giữ dài hơi giống các quỹ đầu tư. Vì vậy hiện tượng mua – bán xảy ra thường xuyên.

Tôi cho rằng đợt bán ròng lần này chỉ mang tính chất ngắn hạn. Các quỹ này bán ra rồi sẽ lại mua vào chứ dòng tiền không rút ra khỏi thị trường. Điều này cũng từng xảy ra trong quý 1 năm ngoái. Lo ngại dòng vốn rút ra không trở lại chỉ thực sự đến khi có những thế giới biến động lớn về kinh tế, chính trị.

Rõ rằng đã có hiện tượng khi thị trường tăng điểm nhiều quỹ có xu hướng bán bớt cổ phiếu đi bao gồm trong đó có quỹ VNM. Nếu so với năm ngoái thì giai đoạn này cũng là giai đoạn điều chỉnh cùng với việc khối ngoại bán ra. Tuy nhiên, quy mô và chiến lược về quản lý danh mục đang được các quỹ chỉnh sửa và thay đổi do thị trường đang ở giai đoạn khác.

Thông thường kỳ cơ cấu danh mục nhiều nhất với các quỹ ETF sẽ hướng vào quý I và Quý IV trong năm. Vì vậy, tôi cho rằng việc xuất hiện mức discount và có hiện tượng rút vốn của khối ngoại là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên , lực cầu nội và việc giải ngân của một số tổ chức nước ngoài khác ETF có thể tạo ra bức tranh sôi động hơn trong tháng 4. Hiệu ứng dòng vốn rẻ từ việc hạ trần lãi suất huy động có thể ảnh hưởng đến dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán trong trung và dài hạn chứ không dừng lại ở một vài phiên giao dịch.

Phân bổ vốn: Giảm tỷ trọng cổ

 

Biến động lớn trong 2 phiên đầu tuần này đã khiến nhiều nhà đầu tư chấp nhận cắt giảm danh mục. Anh chị đã phản ứng lại các diễn biến đó như thế nào? Mức phân bổ vốn cụ thể hiện tại ra sao?

Do tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục đầu tư ngắn hạn không quá cao, 50% cổ phiếu, do vậy tôi tận dụng những phiên sụt giảm sâu để mua vào những cổ phiếu đã có sẵn và thực hiện trading quay vòng.

Trong tuần tới, tôi tiếp tục duy trì tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục đầu tư ngắn hạn ở mức 50%.

Việc thị trường bước vào điều chỉnh đã khiến tôi có những phản ứng quyết đoán hơn khi giảm mạnh tỷ lệ các cổ phiếu đầu cơ và những cổ phiếu penny “ăn khách”.

Tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt hiện nay của tôi là 30%/70% trong đó 30% tiền mặt chỉ dành cho 2 loại cổ phiếu: 1 – Blue chips tốt đang có thông tin cơ bản hỗ trợ với thị giá đang rẻ hơn rất nhiều so với giá trị sổ sách 2 – cổ phiếu dẫn dắt thuộc nhóm ngành chứng khoán hoặc xây dựng, bất động sản. Tỷ lệ sử dụng đòn bẩy hạ xuống bằng không.

Tôi vẫn giữ quan điểm tích cực về thị trường nên luôn duy trì cổ phiếu trong tài khoản. Với lợi thế giá vốn do nắm giữ 80% cổ phiếu trong 4 tuần trước, khi thị trường giảm, tôi chọn lọc giữ lại 50% và sẽ chờ mua lại trong đầu tuần tới.

Tôi đã thực hiện chốt lời với các khoản đầu tư vào nhóm cổ phiếu thị giá thấp như DLG, MCG... giảm tỷ trọng danh mục xuống dưới mức 30%. Một phần vốn nhỏ tôi vẫn để lại ở các trường hợp như DCS, SHN.

Sau phiên giao dịch vào thứ 4 tuần vừa qua, các nhà đầu tư đang có tỷ lệ margin cao cần phải cắt giảm ngay danh mục của mình là điều hiển nhiên.

Tuy nhiên tôi đã khuyến nghị các nhà đầu tư không nên bán đuổi bằng mọi giá mà chọn thời điểm hồi phục quanh mức 590-595 điểm để bán và chờ đợi cơ hội giải ngân trở lại tiếp theo vào thị trường. Mức phân bổ danh mục vẫn nên duy trì 60% vào bluechips, 20% vào các cổ phiếu mid cap, 20% là tiền mặt.

Cổ phiếu nào sẽ mạnh hơn thị trường?

 

Trong ngắn hạn tuần tới, anh chị sẽ chọn biểu tượng nào phù hợp nhất với biến động của VN-Index, Bò hay Gấu, và nhóm cổ phiếu nào có khả năng mạnh hơn thị trường?

Tôi chọn Bò và kỳ vọng nhóm bất động sản và chứng khoán sẽ có đột biến trong tuần tới.

Thị trường có thể tăng nhẹ, tuy nhiên sẽ có sự phân hóa khá rõ nét giữa các nhóm cổ phiếu. Nhiều khả năng nhóm cổ phiếu chứng khoán, bất động sản và một số blue chips có thông tin tích cực trong kỳ đại hội cổ đông sẽ là những cổ phiếu thu hút được dòng tiền trong tuần tới.

Tuần tới, có thể Bò vẫn cố gắng gượng dậy, nhưng tôi cho rằng Bò vẫn sẽ chỉ giành lợi thế ở những nhóm cổ phiếu tầm nhỏ và tầm trung.

Trong tuần tới tôi cho rẳng thị trường sẽ có các phiên điều chỉnh tiếp nhất là với phiên đầu tuần là phiên bulltrap điển hình.

Tuần tới sẽ là tuần điều chỉnh khi mà thị trường Gấu chiếm ưu thế. Nhóm cổ phiếu nhạy với thị trường tuần tới có lẽ là chứng khoán và xây dựng, bất động sản.

Xu hướng đi ngang tích lũy lại tiếp tục diễn ra sau khi chưa thể vượt qua ngưỡng cản tâm lý 600 điểm dù rằng cơ hội để giải ngân vào thị trường theo tôi chỉ nên tập trung trở lại vào các cổ phiếu trụ cột hoặc các cổ phiếu vừa và nhỏ (chỉ khi biết được thông tin hỗ trợ đặc biệt).

Nguyễn Hoàng

vneconomy

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 31/03-04/04: Xu hướng tăng (30/03/2014)

>   Tuần 31/03 - 04/04: 10 cổ phiếu ”nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (30/03/2014)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 31/03 - 04/04/2014 (30/03/2014)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: QCG - CTCP Quốc Cường Gia Lai (02/04/2014)

>   Góc nhìn 28/03: Thêm phiên hồi kỹ thuật? (27/03/2014)

>   Góc nhìn 27/03: Tiếp tục suy giảm? (26/03/2014)

>   CK Bản Việt: Gia tăng tỷ trọng cổ phiếu vào đầu phiên mai (25/03/2014)

>   SSI: Lượng cầu mua giá thấp sẽ tiếp tục tăng mạnh trong phiên 26/03 (25/03/2014)

>   Góc nhìn 26/03: Tăng giảm đan xen (25/03/2014)

>   Góc nhìn 25/03: Lấy mốc 630 làm tham chiếu (24/03/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật