Chủ Nhật, 16/03/2014 15:02

Ngành dệt may lo thiếu vải

Ngành dệt may Việt Nam dự báo cần trên 10 tỉ mét vải mỗi năm trong thời gian 10 năm tới. Nếu được đầu tư đúng mức các nhà sản xuất trong nước cũng chỉ sản xuất tối đa 5 tỉ mét vải, đáp ứng 50% nhu cầu, số còn lại cũng phải tiếp tục nhập khẩu.

Đây là thông tin dự báo về triển vọng phát triển ngành dệt may trong 10 năm tới được ông Lê Quốc Ân, một chuyên gia ngành dệt may (ông Ân nguyên là chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam) cho biết qua trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online.

Trong năm 2013, ngành dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 20 tỉ đô la Mỹ, tăng 18% so với năm 2012. Để đạt được kim ngạch xuất khẩu này, hiện mỗi năm ngành dệt may đã phải nhập khẩu đến 6 tỉ mét vải nguyên liệu do trong nước mới chỉ sản xuất được 800 triệu mét (vải nhập khẩu chiếm 80%).

Theo ông Ân, rào cản quan trọng trong sản xuất vải ở Việt Nam hiện nay chính là môi trường. Làm vải thì đụng đến nhuộm, nhưng hiện nay hầu hết các địa phương rất e ngại với doanh nghiệp nhuộm, không địa phương nào mặn mà với sản xuất nhuộm có mặt tại địa phương mình bởi lo sợ gây ô nhiễm.

Vậy thì làm sao vừa sản xuất được vải mà vẫn giữ được môi trường, ông Ân cho rằng muốn đạt được mục tiêu này thì phải cải thiện cách quản lý. Ông dẫn chứng nhiều nước như Ý, Pháp, Nhật … vẫn còn sản xuất vải nhưng họ đâu có gây ô nhiễm môi trường, vậy vấn đề ở đây chính là cách quản lý như thế nào để không gây ô nhiễm môi trường.

“Đây là bài toán khó cho việc giải quyết nguồn cung nguyên liệu mang tính dài hạn: làm thế nào để ngành dệt may đồng hành với bảo vệ môi trường, liệu chúng ta có giải pháp kiên quyết từ bây giờ hay không, nếu từ nhà quản lý đến doanh nghiệp đều có trách nhiệm đến môi trường thì tôi tin chắc chắn Việt Nam sẽ làm được”, ông Ân nói.

Theo ông Ân, trước mắt ngành dệt may sẽ phát triển theo hai con đường: một là hoàn thiện chuỗi sản xuất, đi từ sản xuất vải, sợi, nguyên liệu cho đến hoàn thiện; hai là nâng cao giá trị gia tăng xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh thiết kế, khâu phân phối để tạo giá trị gia tăng cao. Đây là hai con đường ngành dệt may sẽ đi ngay trước mắt và cả lâu dài.

Còn theo ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3, về dài hạn, khi các hiệp định thương mại tự do với các nước có hiệu lực sẽ tạo thêm nhiều cơ hội thuận lợi.

Tuy nhiên, ông Hồng cho rằng doanh nghiệp trong nước tận dụng cơ hội đến đâu còn phụ thuộc vào sự phát triển của nguồn phụ liệu trong nước, và nếu tỉ lệ nội địa hóa nguyên liệu cao thì cơ hội sẽ lớn, đầu vào nguyên vật liệu tốt sẽ giúp nhà sản xuất, xuất khẩu dệt may chủ động hơn, mạnh dạn hơn khi tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu.

Văn Nam

tbktsg

Các tin tức khác

>   Cửa khẩu Mộc Bài tồn đọng hơn 40 tỷ đồng hàng hóa (16/03/2014)

>   Các hãng tàu vật lộn để “vượt sóng” (16/03/2014)

>   Vinalines giá bao nhiêu? (16/03/2014)

>   Thị trường ôtô: Thưa bóng người mua (16/03/2014)

>   Giá cá tra tăng "nóng" (15/03/2014)

>   20.700 tỷ đồng bồi thường dự án sân bay Long Thành (15/03/2014)

>   Cẩn trọng khi XK thủy sản sang Trung Quốc (15/03/2014)

>   Thị trường thép chưa hết âu lo (15/03/2014)

>   Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành là cần thiết (15/03/2014)

>   Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương giải quyết việc XK đường (14/03/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật