Thứ Hai, 31/03/2014 18:45

Góc nhìn 01/04: Kiểm nghiệm lại ngưỡng hỗ trợ!

Thị trường quay đầu giảm điểm sau 2 phiên phục hồi làm tâm lý các công ty chứng khoán có phần thiếu tích cực. Theo đó, các công ty chứng khoán cho rằng, thị trường ngày 01/04 sẽ giằng co và kiểm nghiệm lại các ngưỡng hỗ trợ.

Giằng co – tích lũy trong ngưỡng 595 điểm

CTCP Chứng khoán FPT (FPTS): Thị trường quay đầu giảm điểm sau hai phiên hồi phục nhẹ, sắc đỏ chiếm chủ đạo trên bảng điện tử cùng với sự phân hóa của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn là nguyên nhân khiến cho mọi nỗ lực hồi phục trong phiên 31/03 đều không thành công.

Như FPTS đã nhận định, kịch bản hồi phục của các chỉ số đang gặp trở ngại khi khối ngoại gần đây vẫn duy trì xu hướng bán ròng mạnh, lượng bán ra tập trung nhiều tại nhóm các cổ phiếu vốn hóa lớn khiến cho hoạt động mua bán của nhà đầu tư nội có phần dè dặt hơn. Trong phiên 31/03, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trở lại với giá trị mua ròng đạt 112 tỷ đồng nhưng điều này không tác động nhiều đến xu thế chung khi mà thị trường vẫn tồn tại rủi ro về khả năng rút vốn của quỹ VNM ETF, đặc biệt là khi quỹ này đã có 3 ngày liên tiếp giảm số chứng chỉ quỹ trong tuần trước.

Về kỹ thuật , khu vực 600-610 điểm là ngưỡng cản mạnh đối với kỳ vọng hồi phục của VN-Index và thị trường sẽ cần thêm thời gian tích lũy mới có thể bật qua khỏi vùng này. Kịch bản giằng co – tích lũy quanh ngưỡng 595 điểm nhiều khả năng sẽ kéo dài trong phiên 01/04 khi nhiều chỉ báo đang cho tín hiệu nhiễu mạnh. Theo đó, nhà đầu tư vẫn được khuyến nghị nên thận trọng quan sát thêm những động thái tiếp theo của thị trường và khối ngoại, chú ý khu vực 595 – 600 của VN-Index và tránh những hoạt động mua đuổi trong phiên.

Kiểm chứng lại mốc 590 điểm

CTCK đầu tư Việt Nam (IVS): Cho dù khối lượng cổ phiếu mua ngày 26/3 đã về đến tài khoản nhưng thị trường ngày 31/3 lại có diễn biến khá chậm và điều này gây ngạc nhiên cho khá nhiều người.Đây không phải là phiên đâu tiên, vì thế nó lại càng khiến nhiều NĐT có xu hướng bám sàn cảm thấy rất khó hành động.

Chốt phiên, cả hai chỉ số đều giảm điểm, thanh khoản được đánh giá là trung bình thấp so với hiện tại. Việc thanh khoản bỗng giảm mạnh trở lại lúc này chưa hẳn đã là điều tốt, tất yếu nó sẽ còn tạo áp lực lên thị trường. Nhà đầu tư cần quan sát xem liệu bên bán sẽ ra sao nếu thị trường tiếp tục giảm điểm và liệu số cổ phiếu mua vùng giá cao có chịu áp lực phải bán hay không. Nếu điều đó không xảy ra thì thị trường sẽ sớm có tín hiệu trở lại. Tuy nhiên IVS cho rằng sẽ rất khó để có được điều đó bởi áp lực từ đòn bẩy tài chính vẫn còn.

Trong phiên ngày 01/04, thị trường sẽ kiểm chứng lại mốc 590 điểm nhưng IVS cho rằng đây không phải là ngưỡng hỗ trợ tốt nhất cho thị trường. Khả năng cao VN-Index sẽ mất mốc 590 điểm và thị trường sẽ lùi về ngưỡng 575-580 điểm. Thật khó nhìn thấy động lực của thị trường vào lúc này, vì thế người nắm giữ tiền cũng sẽ chẳng vội vàng gì giải ngân trở lại.

Tiếp tục sụt giảm

CTCK SAIGONBANK BERJAYA (SBBS): Chỉ số VN-Index trở lại sụt giảm nhẹ hơn 2 điểm trong phiên 31/03 sau khi có hai phiên phục hồi liên tiếp.

Theo đó, VN-Index lại tạo ra mẫu hình giảm điểm Bearish Engulfing trên đồ thị; tín hiệu này cảnh báo rằng VN-Index có thể tiếp tục sụt giảm trong phiên tới. Khối lượng khớp lệnh trên HOSE đạt 117 triệu đơn vị, tương đương với phiên giao dịch trước đó chứng tỏ nhà đầu tư vẫn rất thận trọng trong giao dịch. Trong khi MACD vẫn đưa ra tín hiệu bi quan khi chỉ báo này sụt giảm xuống mức 6.45. Thêm vào đó, RSI cũng giảm nhẹ và cho thấy sự chiếm ưu thế của bên bán so với bên mua.

Hiện tại, mốc 582 điểm vẫn là mốc hỗ trợ mạnh cho VN-Index trong ngắn hạn. Nếu như VN-Index để mất mốc này, xu hướng giảm điểm sẽ hình thành và VN-Index có thể sẽ thử thách lại khu vực 560-564 điểm. Vì vậy, SBBS khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn nên đứng ngoài thị trường ở thời điểm này và chờ tín hiệu rõ ràng.

Tiếp tục một phiên tăng điểm nhẹ

CTCK Maritime Bank (MSBS): Thị trường tiếp tục thể hiện diễn biến khó lường trong ngắn hạn. Giao dịch giằng co, khối lượng đạt mức trung bình là dấu hiệu không khả quan cho thị trường trong ngắn hạn.

Theo phân tích của MSBS, thị trường nhiều khả năng sẽ điều chỉnh trong ngắn hạn. Phiên giao dịch ngày 01/04, MSBS nhận định thị trường có thể sẽ giảm điểm mạnh đầu phiên sau đó hồi phục và kết thúc phiên 2 chỉ số sẽ chỉ giảm nhẹ ở mức 2-3 điểm. Đây là giai đoạn thị trường diễn biến phức tạp, do đó, MSBS khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng, theo dõi sát thị trường và chỉ tiến hành giải ngân khi có dấu hiệu tăng điểm rõ rệt.

Kiểm nghiệm ngưỡng 590 điểm

CTCK MB (MBS): VN-Index kết thúc bằng một nến đỏ thân ngắn, khối lượng giao dịch giảm xuống so với các phiên gần đây, cho thấy tâm lý thị trường vẫn còn nhiều dè dặt, các nhà đầu tư có thể đang hạ dần tỷ lệ đòn bẩy và chờ đợi thêm thị trường đưa ra các tín hiệu rõ ràng hơn.

Trong ngắn hạn, VN-Index kết thúc phiên trên đường SMA 20, đường hỗ trợ kỹ thuật ngắn hạn cho thấy chỉ số đang ở khu vực khá nhạy cảm. Khối lượng giao dịch giảm xuống cho thấy lực cầu và tâm lý thị trường đang yếu dần. Khả năng ngưỡng 590 điểm tương ứng với MA20 sẽ được kiểm nghiệm trong phiên 01/04, nếu VN-Index giảm dưới ngưỡng này khả năng giảm ngắn hạn chính thức diễn ra.

Duy Hoàng tổng hợp

Công lý

Các tin tức khác

>   Ngày 01/04: 10 cổ phiếu ”nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (01/04/2014)

>   Nhắm đến cổ phiếu nào vào đầu quý 2? (31/03/2014)

>   Xu thế dòng tiền: Chu kỳ tăng mới sẽ lặp lại? (30/03/2014)

>   Góc nhìn 31/03-04/04: Xu hướng tăng (30/03/2014)

>   Tuần 31/03 - 04/04: 10 cổ phiếu ”nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (30/03/2014)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 31/03 - 04/04/2014 (30/03/2014)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: QCG - CTCP Quốc Cường Gia Lai (02/04/2014)

>   Góc nhìn 28/03: Thêm phiên hồi kỹ thuật? (27/03/2014)

>   Góc nhìn 27/03: Tiếp tục suy giảm? (26/03/2014)

>   CK Bản Việt: Gia tăng tỷ trọng cổ phiếu vào đầu phiên mai (25/03/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật