Thứ Ba, 25/03/2014 14:12

Cái Vô lý và Có lý của TTCK

Tôi viết bài này để cảm tạ Sư phụ đã dạy tôi về cái Vô lý và cái Có lý, vận dụng vào cuộc sống.

* Thiền với Chứng khoán

Cái gì có lý thì tồn tại, thế còn những cái vô lý thì sao? Trên thị trường chứng khoán (TTCK), nhìn rộng ra cũng như trong cuộc sống, có nhiều cái vô lý và tất nhiên cũng không ít cái có lý. Thực tế, cái có lý tồn tại song song, đan xen và hòa quyện với cái vô lý tạo nên sức hút có thể nói là ma mị của TTCK, sự thú vị của cuộc sống có lẽ cũng một phần nhờ đó.

Nó như Âm và Dương kết hợp với nhau, tạo nên vạn vật trong vũ trụ này. Nếu thị trường thiếu đi cái vô lý thì nó thật nhàm chán, nếu chỉ toàn cái có lý thì thị trường sẽ không tồn tại được. Như ai đó nói, nước trong quá thì không có cá.

Lẽ thường, khi mua cổ phiếu ai cũng nghiên cứu (đặc biệt là các nhà đầu tư tổ chức, họ có những quy tắc, tiêu chí đánh giá cổ phiếu, mua, thoái vốn rất rõ ràng mang tính kỷ luật và nguyên tắc) tìm kiếm những cổ phiếu được đánh giá là tốt: có năng lực tài chính mạnh, sản phẩm dịch vụ tốt, bộ máy quản lý chuyên nghiệp, doanh thu-lợi nhuận tăng trưởng tốt, cổ tức hấp hẫn, thanh khoản cao… Làm đúng vậy, quyết định xuống tiền mua cổ phiếu và yên tâm ngồi chờ nó tăng giá và đến kỳ lĩnh cổ tức. Nói như “Sói già chứng khoán” Warren Buffet: “Đầu tư chứng khoán rất đơn giản. Chỉ việc mua cổ phiếu tốt và chờ nó lên giá”. Đó là chuyện đương nhiên. Nhưng nếu ai cũng làm vậy, có lẽ cũng là một dạng chạy theo đám đông, thì TTCK có vui không nhỉ? Có lẽ không chỉ riêng tôi nghĩ là không.

Vậy cổ phiếu của những công ty không có được các tiêu chí đạt mức bóng bẩy đẹp đẽ như trên thì sao? Thực tế, chỉ mới xem lại lịch sử non trẻ của TTCK Việt Nam, các nhà đầu tư hẳn chưa quên rằng có nhiều doanh nghiệp chứa đựng đầy rẫy những điểm vô lý nếu mua cổ phiếu của nó, thậm chí cực kỳ vô lý:

                  - Doanh nghiệp bé xíu, hoạt động không có gì đặc biệt;

                  - Thua lỗ triền miên và các chỉ số tài chính nếu chỉ mới nhìn thoáng qua, áp vào tiêu chuẩn phân tích và đánh giá, chắc “ngất” luôn. (P/E = 200-2,800; EPS âm nặng…)

Nhìn từ góc độ đầu tư tài chính chính thống, thật quá vô lý và không thể chấp nhận được nếu mua cổ phiếu của những doanh nghiệp đó. Nhưng, cái vô lý thứ ba xuất hiện làm nhiều nhà đầu tư không thể hiểu nổi :

                   - Khối lượng giao dịch hàng ngày của những cổ phiếu đó, tất nhiên theo từng đợt gọi là Sóng, rất lớn và giá thường tăng kịch biên độ.

Vô lý quá! Nhưng đến khi Sóng lắng xuống, cái có lý mới xuất hiện: Lợi nhuận khủng. Tất nhiên là của những người đã mua vào ở giai đoạn đầu: nếu cổ phiếu nào chỉ cần tăng một tuần thôi thì nhà đầu tư có tỷ suất lợi nhuận tối đa 35-50%. Thực tế, trong những tháng cuối năm 2013 và những tháng đầu năm 2014, trên TTCK Việt Nam đã có không ít những cổ phiếu Vô lý như vậy! Giá cổ phiếu những doanh nghiệp đó có khi tăng miên man, chạy kịch biên độ không ngừng nghỉ cả tháng. Cái có lý là Tiền lãi thu về khi bán đúng thời điểm, rút lui ở điểm an toàn và thấy đủ. Nhà đầu tư đếm tiền lãi mà nhiều khi không tin vào mắt mình, có khi còn nghĩ thật vô lý khi lại có được mức lợi nhuận không tưởng khi ra quyết định đầu tư vô lý như vậy. Cái có lý bé xíu nhưng đã đội trên đầu nó là món tiền lãi khổng lồ nếu vào ra đúng thời điểm. Những cổ phiếu đó có cái lý riêng của nó, ít người biết trừ trường hợp người trong cuộc nắm được các thông tin nội bộ. Người ngoài chỉ có thể nhận biết qua dấu hiệu.

Giải thích vấn đề này thế nào? Lằn mức giữa cái vô lý - cái có lý thật vi tế và mong manh, hư ảo như sợi chỉ không màu. Ai đi được trên sợi chỉ đó và đi thế nào? Điều quan trọng là không để đầu óc bị chấp chặt vào một triết lý hay tư duy kiểu công thức cụ thể nào đó về đầu tư. Cần sự linh hoạt, nhạy bén của trực giác và linh cảm. Những điều đó chỉ có thể có được theo thời gian trải nghiệm và tích lũy trên chiến trường chứng khoán, vì Kiến thức và Kinh nghiệm của con người càng nhiều bao nhiêu thì những giải pháp đúng đắn theo trực giác càng có thể xuất hiện thường xuyên bấy nhiêu.

Những kiến thức và kinh nghiệm mà nhà đầu tư trải nghiệm sẽ được cất vào kho Tiềm thức, mà bản thân nhà đầu tư không nhận biết được sự cất trữ này. Kho tiềm thức hoạt động không ngừng nghỉ, hàng ngày cần mẫn gom góp thông tin về các kinh nghiệm trên thị trường, và trong trường hợp cần thiết nó sẽ làm nảy sinh các linh cảm trực giác cho nhà đầu tư. Cho nên linh cảm không phải là chuyện may mắn, linh cảm chỉ xuất hiện trên một bộ não đã luôn được được chuẩn bị sẵn sàng để nắm bắt cơ hội, vì thường thì cơ hội gõ cửa nhà đầu tư rất khẽ. Đó có thể là lý do giải thích cho những quyết định bị nhiều người cho là vô lý.

Sống theo nguyên lý tự nhiên, hài hòa giữa con người và vạn vật, hài hòa giữa cái vô lý và cái có lý, không chối bỏ cái vô lý và cũng không chỉ chấp nhận cái có lý. Thong dong đi giữa hai cái Vô lý và Có lý để tìm cái có lý trong cái vô lý, loại bỏ bớt những cái vô lý trong cái có lý để kiếm tìm lợi nhuận phi thường từ những cổ phiếu bị coi là tầm thường.

Hãy dũng cảm, nhạy bén nắm lấy ba cái vô lý chuyển hóa thành cái có lý trong ví sau vài ngày. Khi đó bạn sẽ thấy những cái vô lý luôn tồn tại bên cạnh cái có lý và hai ba cái vô lý lẻ tẻ hợp lại thành cái có lý thú vị: Lợi nhuận!

Nguyễn Thanh Hà

Công lý

Các tin tức khác

>   Góc broker: Thời kỳ chứng! (21/03/2014)

>   Góc broker: Động lực từ bluechips! (14/03/2014)

>   Thiền với Chứng khoán (13/03/2014)

>   Lo ngại về Mẫu hình Head & Shoulders? (12/03/2014)

>   Góc broker: Túc tắc nhập hàng! (07/03/2014)

>   Kiva là gì? (06/03/2014)

>   Góc broker: Tiếp tục đứng ngoài! (28/02/2014)

>   Những dấu mốc VN-Index (27/02/2014)

>   Phiên 26/02: Cổ phiếu Ngân hàng đã “cứu” thị trường như thế nào? (26/02/2014)

>   Góc broker: Xin tạm dừng cuộc chơi ở đây! (21/02/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật