Thứ Tư, 19/02/2014 15:02

TP.HCM muốn thu hút 550 triệu USD vào khu công nghiệp

Trong năm 2014, Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu thu hút 550 triệu USD (tăng 10% so với năm 2013) vào các khu công nghiệp-khu chế xuất.

Thành phố tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghệ cao, tập trung vào 4 lĩnh vực trọng điểm là cơ khí, điện tử-tin học, hóa chất và chế biến lương thực-thực phẩm.

Các khu công nghiệp-khu chế xuất thành phố đã chuẩn bị 408ha đất và hơn 67.000m2 nhà xưởng tiêu chuẩn để thu hút các nhà đầu tư tại các khu công nghiệp Tân Phú Trung, Đông Nam, An Hạ, Hiệp Phước và khu chế xuất Tân Thuận.

Thành phố cũng yêu cầu Ban quản lý các khu công nghiệp-khu chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh (Hepza) tăng cường phối hợp với các sở, ngành hỗ trợ chủ đầu tư các khu công nghiệp thành lập mới và thực hiện nhanh các thủ tục pháp lý để sớm triển khai xây dựng hạ tầng, bao gồm các khu Lê Minh Xuân 2, Lê Minh Xuân 3, Lê Minh Xuân mở rộng, Vĩnh Lộc 3, Xuân Thới Thượng, Phước Hiệp, Hiệp Phước giai đoạn 3, khu cơ khí ôtô; kêu gọi đầu tư vào khu E-office Park ở khu chế xuất Tân Thuận các ngành công nghiệp kỹ thuật cao.

Ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo Hepza tập trung triển khai xây dựng khu kỹ nghệ Việt-Nhật tại khu công nghiệp Hiệp Phước, hoàn thành việc xây dựng hạ tầng trong quý 4 để thu hút luồng vốn đầu tư từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ kỹ thuật cao. Khu kỹ nghệ Việt-Nhật không chỉ cung cấp nhà xưởng xây sẵn mà còn cung cấp các tiện ích và dịch vụ đi kèm như tuyển dụng lao động, tư vấn đầu tư, kế toán, đào tạo lao động và tư vấn quản lý...

Ông Lê Mạnh Hà yêu cầu Hepza cần nghiên cứu để nhân rộng mô hình khu kỹ nghệ Việt-Nhật ra các khu công nghiệp khác.

Năm 2013, tổng số vốn các doanh nghiệp đã đầu tư vào khu công nghiệp-khu chế xuất (bao gồm đầu tư mới và mở rộng) là hơn 608 triệu USD. Trong số này, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư hơn 363 triệu USD. Các lĩnh vực thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhất là đầu tư dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp (chiếm 48% tổng vốn đầu tư), dược phẩm (22%), nhựa (14%) và cơ khí (9%).

Với các doanh nghiệp trong nước, lĩnh vực thu hút đầu tư hàng đầu là thực phẩm (chiếm 35% tổng vốn đầu tư), bao bì (16,7%), cơ khí (15%), phầm mềm (14,8%). Tổng số vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước năm 2013 đạt hơn 5.153 tỷ đồng, tương đương 245,67 triệu USD./.

Thành Chung

vietnam+

Các tin tức khác

>   TPP: Để bài học cũ... không lặp lại (19/02/2014)

>   Tăng cường quản lý quy hoạch, khai thác thủy điện (19/02/2014)

>   Gặp khó, Chủ tịch Vinaxuki viết thư gửi Thủ tướng (19/02/2014)

>   Doanh nghiệp sữa chuyển giá? (19/02/2014)

>   Cá tra tìm hướng đi mới (19/02/2014)

>   Dệt may có đơn hàng đến hết quý I (18/02/2014)

>   DNNN chỉ mới rút lại 19% vốn đầu tư ngoài ngành (18/02/2014)

>   Thiếu tiền “đảm bảo”, dự án PPP khó triển khai (18/02/2014)

>   Thị phần sụt giảm, Vietnam Airlines sẽ dựa vào đâu để tăng lợi nhuận? (18/02/2014)

>   Muốn "thoát khỏi" VNPT, MobiFone phải đèo 1.600 tỷ đồng nợ (18/02/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật