Thứ Sáu, 21/02/2014 06:57

Thủy sản rộng đường sang thị trường Nhật

Nhật Bản đang dần mở rộng thị trường hơn cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam. Đầu năm 2014, các nhà chức trách Nhật Bản đã nới lỏng yêu cầu về chất Ethoxyquin đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam lên 0,2 ppm (mức trước đó là 0,01 ppm), ttạo điều kiện thuận lợi cho nhiều DN thủy sản tăng kim ngạch xuất khẩu vào Nhật.

Theo đánh giá của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), liên tục trong nhiều năm qua, Nhật Bản luôn là thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam. Riêng năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Nhật đạt 1,15 tỷ USD chiếm 17,1% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Sản phẩm xuất sang thị trường này chủ yếu là các sản phẩm chế biến từ tôm, cá ngừ và các loại hải sản khác như bạch tuộc, mực…

Trong các tháng đầu năm 2014, tình hình xuất khẩu tôm diễn ra thuận lợi vì Nhật Bản đã chính thức nâng mức dư lượng Ethoxyquin trong tôm Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản lên 0,2 ppm (tăng 20 lần so với mức 0,01 ppm trước đây). Quyết định trên không chỉ tháo gỡ khó khăn cho hơn 20 DN thủy sản Việt Nam hiện nằm trong danh sách có lô hàng bị trả về từ các nhà nhập khẩu Nhật do có hàm lượng Ethoxyquin vượt mức cho phép mà còn tạo điều kiện cho nhiều DN khác xuất khẩu tôm vào thị trường này. Với sự nới lỏng hàng rào Ethoxyquin, cộng thêm giá tôm xuất sang Nhật Bản rất cao sẽ tạo tăng giá trị lẫn sản lượng mặt hàng xuất khẩu này trong năm 2014.

Bên cạnh đó, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang được đàm phán giữa 12 quốc gia, trong đó có Nhật Bản là quốc gia nhập khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam. TPP tạo ra rất nhiều lợi thế để các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam vì thuế nhập khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm Hiện nay, khi thực hiện FTA nhưng các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn đang phải chịu thuế nhập khẩu cao hơn so với các nhà cung cấp khác. Ví dụ, thuế nhập khẩu đối với cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản khoảng từ 6,4 - 7,2% trong khi đó Thái Lan và Philippines xuất khẩu sản phẩm này sang thị trường Nhật Bản có mức thuế 0%.

Ngoài ra, TPP sẽ hỗ trợ các DN thủy sản Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu để chế biến. Thực tế trong những năm gần đây, do thiếu cá nguyên liệu, các DN thủy sản Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu từ các nước khác. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với thuế nhập khẩu cao: 15% đối với cá sống và 30% đối với thủy sản chế biến. Khi TPP có hiệu lực, sẽ giúp các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam chịu thuế nhập khẩu nguyên liệu cho chế biến và tái xuất khẩu thấp hơn.

Hiện người tiêu dùng Nhật Bản đang chuyển sang tiêu thụ thủy sản có giá rẻ hơn, nhưng vẫn rất chú trọng chất lượng cao, độ tươi, có lợi cho sức khỏe và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Do vậy, điều quan trọng ở thị trường Nhật mà các DN xuất khẩu phải lưu ý: phải xây dựng lòng tin về chất lượng sản phẩm, uy tín trong thực hiện hợp đồng. Bởi chỉ cần một lần bất tin là DN Việt có nguy cơ mất đối tác kinh doanh. Còn khi đã tạo được lòng tin, thị trường Nhật Bản sẽ mở rộng cơ hội cho DN. Ngoài ra, các DN cần tìm các nhà cung ứng Nhật Bản bởi chính họ là những nhà phân phối trực tiếp và có uy tín rất cao cho hàng hóa của Việt Nam tại thị trường này.

Ngọc Thảo

công thương

Các tin tức khác

>   Thu được thuế, hạn chế “chảy máu” ngoại tệ (21/02/2014)

>   Thương mại Việt Nam - Pháp đạt 3,5 tỷ EUR (20/02/2014)

>   Petro Vietnam sắp phải “đoạn tuyệt” bất động sản, tài chính (20/02/2014)

>   DN vận tải biển chưa sẵn sàng cho thị trường chung ASEAN (20/02/2014)

>   Cấp điện nuôi tôm ở ĐBSCL: EVN kêu hết tiền (20/02/2014)

>   Tập đoàn đầu tư Việt Phương vừa được cấp phép khai thác cát trắng trong dự án trồng rừng (13/01/2012)

>   Tập đoàn Đầu tư Việt Phương sắp hợp tác cùng Cửu Long Vinashin trong dự án nhà máy thép (08/08/2008)

>   Hong Kong - thị trường tiềm năng cho hàng xuất khẩu VN (20/02/2014)

>   NĐT điện gió: Mức 13,5 cent/kWh mới có lãi (20/02/2014)

>   Bình Dương sẽ có thành phố mới (20/02/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật