Thứ Năm, 20/02/2014 20:16

DN vận tải biển chưa sẵn sàng cho thị trường chung ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ hình thành một thị trường vận tải biển chung vào năm 2015. Bên cạnh cơ hội, các chuyên gia cảnh báo các doanh nghiệp vận tải biển của Việt Nam hiện chưa sẵn sàng cho sân chơi lớn này.

Những cơ hội và thách thức đã được mổ xẻ tại hội thảo "Thị trường thống nhất ASEAN về vận tải biển - cơ hội và thách thức" diễn ra tại TPHCM hôm nay 20-2, trong bối cảnh thị trường logistics Việt Nam cũng vừa mở cửa hoàn toàn vào giữa tháng trước.

Tại hội thảo, ông Đỗ Xuân Quang, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp logictics Việt Nam cho biết, theo lộ trình được các nước ASEAN thống nhất, vào năm 2015, ASEAN sẽ thiết lập một nền kinh tế chung; trong đó có sự thống nhất thị trường vận tải biển.

Về những cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam, Giáo sư Jose Lelis Tongzon, Trưởng khoa logistics của Đại học Inha (Hàn Quốc) phân tích, khi thị trường chung ra đời, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh ở thị trường lớn hơn. Các doanh nghiệp cũng sẽ có cơ hội hợp tác, liên doanh với nhau để trao đổi công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Các chủ hàng sẽ có được nhiều lựa chọn với chi phí thấp, chất lượng tốt từ các công ty nước ngoài.

Tuy nhiên thách thức gặp phải là rất lớn vì đa phần doanh nghiệp vận tải biển của Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa.

Đầu tiên là sự cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn, những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, dịch vụ kém rất dễ bị đào thải khỏi thị trường.

Bên cạnh đó, lợi nhuận của các doanh nghiệp vận tải biển sẽ thấp hơn do phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Hạ tầng khai thác cảng, nhân lực cũng là những trở ngại không nhỏ khi tham gia vào nền kinh tế chung ASEAN.

Trả lời câu hỏi của nhiều doanh nghiệp về việc làm thế nào để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể cạnh tranh được, ông Tongzon cho rằng có hai vấn đề cốt lõi mà các doanh nghiệp vận tải biển nhỏ và vừa của Việt Nam phải làm đó là giảm chi phí vận tải và tăng chất lượng dịch vụ.

Ông khuyến nghị các doanh nghiệp vận tải biển nên chú trọng việc hợp tác giữa các cảng, doanh nghiệp vận tải đường bộ, kho vận… để tạo thành một chuỗi nhằm giảm chi phí vận chuyển hàng hóa.

Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, tính đến ngày 30-6-2013 đội tàu Việt Nam có 1.788 tàu với tổng trọng tải 6,899 triệu DWT (năng lực vận tải an toàn của tàu tính bằng tấn)

Về thị phần đảm nhận, hàng xuất nhập khẩu chiếm 12 %, chủ yếu trên các tuyến biển gần, thấp hơn chỉ tiêu đặt ra là đạt 25 đến 30%.

Về hiệu quả kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp vận tải biển bị thua lỗ do giá cước giảm, chi phí tăng, hàng thiếu và cạnh tranh khốc liệt. Nhiều doanh nghiệp vận tải biển phải ngừng chạy tàu để giảm chi phí hoặc bán bớt tàu để trả nợ.


tbktsg

Lê Anh

Các tin tức khác

>   Cấp điện nuôi tôm ở ĐBSCL: EVN kêu hết tiền (20/02/2014)

>   Tập đoàn đầu tư Việt Phương vừa được cấp phép khai thác cát trắng trong dự án trồng rừng (13/01/2012)

>   Tập đoàn Đầu tư Việt Phương sắp hợp tác cùng Cửu Long Vinashin trong dự án nhà máy thép (08/08/2008)

>   Hong Kong - thị trường tiềm năng cho hàng xuất khẩu VN (20/02/2014)

>   NĐT điện gió: Mức 13,5 cent/kWh mới có lãi (20/02/2014)

>   Bình Dương sẽ có thành phố mới (20/02/2014)

>   Địa phương sôi sục “quyến rũ” đầu tư, Bộ sốt ruột (20/02/2014)

>   Thị trường thức ăn nhanh: DN Việt không có chỗ đứng? (20/02/2014)

>   Vinafood II là công ty TNHH MTV do Nhà nước sở hữu 100% vốn (20/02/2014)

>   Mobifone tách khỏi VNPT: Phép gỡ hay tạo “vòng kim cô”? (20/02/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật