Thứ Ba, 25/02/2014 07:06

Thị trường điện cạnh tranh: Chuẩn bị tích cực

Sau hơn 1 năm vận hành, từ ngày 1/7/2012, thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM) đã có 48/102 nhà máy điện trên cả nước tham gia chào giá bán trực tiếp với tổng công suất lắp đặt 11.947 MW/26.901 MW, chiếm khoảng 44,4% toàn hệ thống.

Đã phát huy hiệu quả

Theo Bộ Công Thương, sau 1 năm vận hành, VCGM đã nâng cao tính minh bạch, công khai, công bằng trong việc huy động các nguồn điện, nâng cao hiệu quả cạnh tranh và giảm chi phí phát điện của nhà máy. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, vận hành thị trường… ngày càng được hoàn thiện.

Thị trường điện đã được vận hành liên tục kể cả những thời điểm vận hành hệ thống khó khăn. Điều này không chỉ khuyến khích nhà máy điện tăng khả năng sẵn sàng phát điện mà còn phải có những chiến lược chào giá phù hợp để bảo đảm doanh thu. Điển hình là Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 1 và 2, Công ty CP thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận - Đa Mi (DHD), Thủy điện Thác Bà, Nhiệt điện Phả Lại… đã tăng thêm được lợi nhuận thông qua việc tham gia chào giá trực tiếp trên thị trường.

Đẩy nhanh lộ trình

Từ thành quả bước đầu của VCGM, ngày 8/11/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg yêu cầu thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm sẽ được đẩy lên sớm hơn so với kế hoạch ban đầu. Cụ thể, năm 2015, 2016 sẽ triển khai thí điểm, chuẩn bị để năm 2017 đưa vào vận hành chính thức thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Năm 2021 sẽ thực hiện thị trường bán lẻ cạnh tranh hoàn chỉnh. (theo kế hoạch cũ, năm 2022 mới thực hiện bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm, sau năm 2024 mới hoàn chỉnh thị trường bán lẻ cạnh tranh).

 Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải:

Thiết kế thị trường bán buôn điện cạnh tranh phải làm từng bước, thận trọng, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới để tìm mô hình thị trường phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Theo Quyết định 63, trên thị trường bán buôn điện cạnh tranh, các tổng công ty phân phối điện sẽ trực tiếp mua buôn, thay vì thông qua Công ty Mua bán điện duy nhất như hiện nay. Các đơn vị phân phối điện ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng có thể tham gia thị trường bán buôn cạnh tranh với các đơn vị thuộc EVN. Theo ông Bùi Văn Thạch- Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương: Chỉ khi triển khai thị trường điện một cách “sòng phẳng” thì ngành điện mới có cơ hội thu hút đầu tư, đảm bảo sản xuất – kinh doanh hiệu quả một cách bền vững.

Năm 2014: Thêm 12 nhà máy tham gia thị trường

Để chuẩn bị tốt cho thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Công Thương, các đơn vị liên quan tiếp tục hoàn thiện các điều kiện, lưu ý vấn đề xây dựng các cơ chế, văn bản pháp luật liên quan. Ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định để các nhà máy thủy điện đa mục tiêu có thể tham gia thị trường điện.

Phó Thủ tướng lưu ý, giai đoạn đầu của thị trường bán buôn điện cạnh tranh, các tổng công ty điện lực sẽ là các đơn vị chính mua buôn điện, có thể xem xét bổ sung thêm một số khách hàng sử dụng điện lớn tham gia để tăng tính cạnh tranh trên thị trường; tiếp tục nghiên cứu chuyển đổi hợp đồng mua - bán điện của các nhà máy trên cơ sở giá điện bảo đảm trang trải được các chi phí và có lợi nhuận hợp lý…

Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương và EVN cần chỉ đạo khắc phục tình trạng nghẽn mạch đường dây 500kV Bắc - Nam, đặc biệt là việc một số nhà máy thủy điện vi phạm mức nước giới hạn, vi phạm yêu cầu cấp nước cho hạ du…Đặc biệt, năm 2014 phải bổ sung 12 nhà máy điện tham gia thị trường phát điện cạnh tranh, trong đó có Thủy điện An Khê - Kanak, Sông Bung 5, Nậm Chiến, Nhiệt điện Quảng Ninh II...

Ngọc Loan

công thương

Các tin tức khác

>   Nhật tin sự tăng trưởng ở Việt Nam (25/02/2014)

>   Triển vọng 2014 nhìn từ 3.000 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (24/02/2014)

>   Doanh nghiệp Nhật vẫn lo ngại rủi ro khi đầu tư vào Việt Nam (24/02/2014)

>   VAMM - nỗi lo của nhà nhập khẩu môtô (24/02/2014)

>   Sản xuất công nghiệp tháng 2 sụt giảm mạnh (24/02/2014)

>   Tập đoàn Viettel chính thức có Tổng giám đốc mới (24/02/2014)

>   Sẽ thêm loại hình DN lo chuyện xã hội (24/02/2014)

>   Chủ tịch Vinaxuki: Công nghiệp ôtô Việt Nam vẫn còn cơ hội phát triển (24/02/2014)

>   Trợ giá lúa gạo: Bài học từ Thái Lan (24/02/2014)

>   Gian nan tổng thầu EPC trong nước (23/02/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật