Thứ Sáu, 21/02/2014 08:06

Ngành xi măng: “Không để cá lớn nuốt cá bé”

“Họ đợi chúng ta sập tiệm, đợi chúng ta yếu về tài chính, tỷ lệ vốn chủ trên tổng tài sản thấp, chúng ta phải đi vay ngân hàng nhiều, dẫn đến sập tiệm rồi sau đó họ mua và thao túng thị trường” lãnh đạo công ty xi măng cho biết về cách thức thâu tóm các doanh nghiệp xi măng nước ngoài.

Miếng mồi ngon

Sinh sau đẻ muộn lại không gặp thời khiến cho ngành xi măng Việt Nam đối mặt nhiều khó khăn. Sau một thời kỳ dài nhập khẩu, năm 2010 -2011 ngành xi măng Việt Nam đã dừng nhập khẩu do quy mô nhà máy lớn mạnh, ngoài việc đáp ứng đủ được nhu cầu trong nước, xi măng Việt Nam hướng đến xuất khẩu. Tuy nhiên, niềm vui mới le lói thì kinh tế khủng hoảng, bất động sản đóng băng, tồn kho xi măng chất chồng. Thêm vào đó, nhiều nhà máy xi măng liên tục mọc lên trong tình thế bị dồn toa do quy hoạch đã phê duyệt nhưng chủ đầu tư triển khai chậm, đến thời điểm vận hành tình thế đã thay đổi.

Theo ông Nguyễn Quang Cung – Chủ tịch Hiệp hội xi măng Việt Nam cho biết, đầu tư nhà máy xi măng là rất khó, một nhà máy mức đầu tư trung bình trên 300 triệu USD. Doanh nghiệp Việt Nam lại yếu về tài chính, vốn tự có không nhiều thậm chí 10-20% vốn tự có cũng không đủ toàn phải đi vay. Thêm vào đó, có đến mấy chục cuộc đấu thầu, lựa chọn nhà thầu mất nhiều thời gian.Trong khi đó, quy hoạch nhà máy chỉ xây dựng 2-3 năm nhưng nhiều nhà máy xây dựng tới 7-9 năm mới xong vì vậy xảy ra hiện tượng dồn toa. Bên cạnh đó, quản lý Nhà nước dễ dãi vì khuyến khích muốn đủ sản lượng cung cấp trong nước nên mới bị thừa”.

Nhiều đối tác nước ngoài nhân cơ hội này đã không bỏ lỡ cơ hội chộp lấy miếng mồi ngon. Bài toán thâu tóm nhiều nhà máy xi măng đã bắt đầu diễn ra từ năm 2012.

“Cách thao túng của doanh nghiệp nước ngoài là đợi chúng ta (doanh nghiệp xi măng trong nước -PV) sập tiệm, đợi chúng ta yếu về tài chính, tỷ lệ vốn chủ trên tổng tài sản của chúng ta thấp, chúng ta phải đi vay ngân hàng nhiều, dẫn đến doanh nghiệp sập tiệm rồi sau đó họ mua. Điều này, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã nói với tôi từ cách đây nhiều năm. Họ không vội gì đầu tư mà đợi nhìn các doanh nghiệp đó phá sản rồi sau đó mới mua. Và vừa rồi thực tế đã có chuyện đó xẩy ra. Họ đợi chúng ta sập rồi o ép mua, sau đó tăng quy mô và chiếm thị phần” lãnh đạo một công ty xi măng chia sẻ.

Doanh nghiệp nội bắt tay

Kinh tế khó khăn, việc cá lớn nuốt cá bé trong nhiều ngành là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, với ngành xi măng các doanh nghiệp lại có những cái nhìn khác.

Ông Lương Quang Khải – Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) cho biết, việc các doanh nghiệp nước ngoài họ thâu tóm các nhà máy xi măng của Việt Nam là có. Tại nhiều nước cũng diễn ra hoạt động này, thực tế nhiều các tập đoàn xuyên quốc gia đã thâu tóm nhiều nhà máy xi măng Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ. “Sau khi thôn tính, họ sẽ thôn tính thị trường và chúng ta sẽ chỉ làm thuê như vậy là không có lợi. Vì vậy, các nước đều giữ tỷ lệ cơ cấu vốn nhất định để tạo ra sự cạnh tranh, tránh bị thâu tóm và nâng cao hiệu quả chung của toàn xã hội. Và Vicem cũng rất cố gắng để giữ vững thị trường, vai trò của mình trong nước.

“Nước ngoài và các tập đoàn liên quốc gia luôn muốn thâu tóm các doanh nghiệp xi măng Việt Nam. Tuy nhiên, quan điểm của tôi là phải ủng hộ các doanh nghiệp trong nước. Bởi vì khi bán nhà máy là chúng ta bán kèm luôn tài nguyên. Đối với những ngành công nghệ cao chúng ta chưa thể làm được thì nên kêu gọi đầu tư. Nhưng với ngành xi măng, chúng ta đang làm tốt, nếu đánh giá hiệu quả những doanh nghiệp Việt Nam như xi măng Hoàng Thạch không thua kém bất kỳ doanh nghiệp liên doanh nào. Phải mất rất nhiều công sức, chúng ta mới xây dựng được không nên vì vài trăm triệu đô lúc cần mà phải bán thì chưa nên” ông Khải nói.

Trước thực tế khó khăn thời gian qua, Chính phủ đã có hướng xử lý phù hợp như loại bỏ 9 nhà máy xi măng có công suất 2.500 tấn clanker/ngày ra khỏi quy hoạch. Giãn tiến độ 7 dự án nhà máy sang năm 2015. Đồng thời, chỉ định nhiều doanh nghiệp lớn trong nước tham gia hợp tác đầu tư vào một số nhà máy xi măng như nhà máy xi măng Cẩm Phả bán cho Viettel....

Anh Đào

Vnmedia

Các tin tức khác

>   Thủy sản rộng đường sang thị trường Nhật (21/02/2014)

>   Thu được thuế, hạn chế “chảy máu” ngoại tệ (21/02/2014)

>   Thương mại Việt Nam - Pháp đạt 3,5 tỷ EUR (20/02/2014)

>   Petro Vietnam sắp phải “đoạn tuyệt” bất động sản, tài chính (20/02/2014)

>   DN vận tải biển chưa sẵn sàng cho thị trường chung ASEAN (20/02/2014)

>   Cấp điện nuôi tôm ở ĐBSCL: EVN kêu hết tiền (20/02/2014)

>   Tập đoàn đầu tư Việt Phương vừa được cấp phép khai thác cát trắng trong dự án trồng rừng (13/01/2012)

>   Tập đoàn Đầu tư Việt Phương sắp hợp tác cùng Cửu Long Vinashin trong dự án nhà máy thép (08/08/2008)

>   Hong Kong - thị trường tiềm năng cho hàng xuất khẩu VN (20/02/2014)

>   NĐT điện gió: Mức 13,5 cent/kWh mới có lãi (20/02/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật