Thứ Tư, 19/02/2014 13:24

Di dời cầu Long Biên: Nhiều cái không thể tính bằng tiền

“Trước hết phải đánh giá những giá trị, ý nghĩa của cầu Long Biên như thế nào thì chúng ta mới ứng xử một cách phù hợp và có văn hóa”- Phó chủ tịch Hội quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội, nguyên Kiến trúc sư trưởng TP Hà Nội Đào Ngọc Nghiêm đã nhấn mạnh như vậy khi mở đầu cuộc trao đổi với phóng viên Báo Lao Động.

Ông nói tiếp: Các giá trị tiêu biểu của cầu Long Biên là di sản về kiến trúc, là minh chứng cho một thời kỳ phát triển mạnh của Hà Nội và là chứng nhân cho những mốc sự kiện lịch sử lớn của dân tộc.

Về kiến trúc, cây cầu này có giải pháp thiết kế kiểu giàn treo mà trên thế giới hiện chỉ còn 4 công trình như vậy, trong đó có tháp Eiffel. Các nhịp của cây cầu này được thiết kế lên xuống, biểu tượng hình con rồng uốn lượn, phù hợp với lịch sử Hà Nội. Chính vì vậy, trong thơ ca, nhiều nghệ sĩ ví cây cầu Long Biên như con rồng nối liền hai bờ sông Hồng.

Trước khi có cây cầu Long Biên, Hà Nội trước kia chỉ gói gọn ở bờ nam sông Hồng. Nhưng, từ khi có nó, Hà Nội đã có thêm những vùng ngoại ô mới nằm ở bờ bắc, đó là huyện Gia Lâm (nay gồm quận Long Biên và huyện Gia Lâm).

Cũng chính nhờ nó, mà trong nhiều lần quy hoạch Hà Nội, sông Hồng được nhìn nhận là con sông đi qua giữa thủ đô. Do đó, cầu Long Biên là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển vượt bậc của Hà Nội.

Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, cầu Long Biên chứng kiến hình ảnh những đoàn lính viễn chinh Pháp thất thểu rời khỏi Hà Nội và những đoàn quân oai hùng của bộ đội Cụ Hồ tiến vào tiếp quản Thủ đô. Những hình ảnh đó, dấu ấn đó vẫn còn in đậm trong mỗi người Việt Nam và trong sử sách.

Trong cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ, đây cũng là điểm được chúng tập trung phá hoại. Ngoài ý nghĩa về giao thông, chúng còn muốn đánh vào ý chí chống giặc của dân tộc. Do đó, cây cầu Long Biên này còn là chứng tích lịch sử ở những mốc có tính chất bước ngoặt của dân tộc.

Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên, năm 2001, chuẩn bị lễ kỷ niệm cây cầu tròn 100 tuổi, chính phủ hai nước Việt – Pháp đã thảo luận để tôn tạo lại nguyên trạng cây cầu. Đến dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, năm 2009 lại tiếp tục bàn thảo khai thác di sản này thành cây cầu đi bộ…

- Vậy với cách nhìn nhận như vậy, quan điểm của ông như thế nào với các phương án ứng xử với cầu Long Biên của Bộ GTVT?

Xã hội càng phát triển, càng văn minh thì con người càng thấy việc bảo tồn các di sản có ý nghĩa rất quan trọng. Trong đó, các bảo tồn về địa danh, địa điểm lịch sử , đặc biệt là các nơi diễn ra, minh chứng sự phát triển của lịch sử càng được coi trọng.

Mặt khác, xu hướng bảo tồn hiện nay phải là phát triển giá trị, nâng cấp cuộc sống chứ không phải là trưng bày. Trong khi đó, cả 3 phương án xử lý với cầu Long Biên của Bộ GTVT có một điểm chung là không còn cây cầu nguyên bản ở vị trí hiện tại, đều có sự xê dịch.

Như vậy, dù các nhịp cầu còn đó, những được di dời nằm ở địa điểm nào đi nữa, nó cũng chỉ là trưng bày, nó thành đồ cổ rồi. Mà như vậy, những nhịp cầu “nằm chết” như thế sẽ không còn ý nghĩa gì nữa.

Do đó, tôi hoàn toàn phản đối cả 3 phương án xử lý của Bộ GTVT với cây cầu Long Biên.

- Nhưng thưa ông, đề xuất của Bộ GTVT cũng đưa ra những lý do cần thiết cho từng phương án?

Hà Nội từng có 7 lần quy hoạch chung, trong đó cầu Long Biên lần nào cũng được cân nhắc rất thận trọng trong tổng thể. Lần sau cùng, cầu Long Biên quy hoạch gắn mật thiết với phố cổ, bãi giữa sông Hồng, nhà máy xe lửa Gia Lâm… nhằm tạo thành chuỗi các di tích để nâng cao chất lượng cuộc sống, phục vụ giáo dục thế hệ trẻ và du lịch.

Cũng có lần cầu Long Biên được quy hoạch thành tuyến đi bộ bởi nó gắn liền với nhiều giá trị lịch sử và cũng là đoạn sông hẹp nhất.

Còn thuần túy để thông thương, nhà tư vấn thiết kế Nhật Bản đã đưa ra cầu đường sắt đô thị cách cầu Long Biên khoảng 180 mét về phía thượng lưu đã được các tổ chức khoa học, các chuyên gia góp ý kiến và Hội đồng quy hoạch kiến trúc của TP đã thông qua để Sở Quy hoạch trình với TP.

Nếu muốn đề xuất phương án mới, ít nhất Bộ GTVT cũng phải đưa ra lý do bác bỏ phương án đã được nhà tư vấn thiết kế Nhật Bản và các chuyên gia của ta đã mất nhiều công sức xây dựng.

Mặt khác, tôi muốn nhấn mạnh là, nhiều cái không thể tính bằng tiền. Không thể vì phương án này nọ tiết kiệm hơn mà ta lại loại bỏ một di tích có giá trị lịch sử, kiến trúc và văn hóa như cầu Long Biên được.

- Xin cám ơn ông

Vương Hà

lao động

Các tin tức khác

>   Chủ tịch BIDV: Lãnh đạo tập đoàn khó sống với lương 36 triệu (19/02/2014)

>   Lừa bán đất dự án, chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng (19/02/2014)

>   'Thời' của thẻ (19/02/2014)

>   Kiểm tra hàng giả qua trang web "chinhphu.vn" (18/02/2014)

>   Thượng tướng Phạm Quý Ngọ qua đời (18/02/2014)

>   Doanh nghiệp Việt Nam bị kiện tại Mỹ? (18/02/2014)

>   Nhiều “ông lớn” rơi vào diện kiểm toán năm 2014 (18/02/2014)

>   Đề xuất đình chỉ công tác ông Phạm Quý Ngọ: Phụ thuộc nhiều yếu tố (18/02/2014)

>   Đề án chính quyền đô thị Tp.HCM sắp trình Bộ Chính trị (18/02/2014)

>   Tòa nhà hành chính Bình Dương có bãi đáp trực thăng (18/02/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật