Thứ Ba, 28/01/2014 08:06

Thị trường trái phiếu năm 2014: Tăng thanh khoản, tạo niềm tin cho nhà đầu tư

Trao đổi với báo chí, bà Trần Minh Hằng, Phó Tổng giám đốc KBNN cho biết, để kích cầu thị trường trái phiếu, thu hút thêm nguồn vốn phục vụ đầu tư phát triển, năm 2014, KBNN cùng với các đơn vị liên quan xây dựng hệ thống các nhà kinh doanh trái phiếu, hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển sản phẩm mới nhằm tăng tính hấp dẫn của TPCP và phát triển thị trường này trở thành kênh huy động vốn chủ đạo của nền kinh tế.

- Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, KBNN đã hoàn thành vượt mức nhiệm vụ huy động vốn TPCP được giao năm 2013, bà có thể chia sẻ đôi nét về điều này?

- Năm 2013, nhiệm vụ huy động vốn KBNN được Bộ Tài chính giao khá nặng nề, đặc biệt trong bối cảnh thị trường tài chính tiền tệ diễn biến phức tạp, không ổn định. Ngay từ cuối năm 2012, KBNN đã tổ chức khảo sát, thăm dò nhu cầu của thành viên thị trường đối với công tác phát hành TPCP năm 2013. KBNN đã xây dựng lịch biểu phát hành, kế hoạch phát hành và thông tin rộng rãi tới các thành viên thị trường, nhà đầu tư; đồng thời, duy trì việc phát hành TPCP với hình thức lô lớn, tăng quy mô một mã trái phiếu lên 5.000 - 6.500 tỷ đồng nhằm tạo ra các mã chuẩn. Đơn vị phối hợp chặt chẽ với Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) Hà Nội và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam đưa trái phiếu vào niêm yết giao dịch với thời gian ngắn nhất nhằm nâng cao tính thanh khoản cho trái phiếu; phối hợp với Sở GDCK Hà Nội để điện tử hóa công tác đấu thầu, giảm thời gian thực hiện và các rủi ro tác nghiệp cho thành viên, giúp cơ quan quản lý và nhà phát hành ra quyết định về lãi suất phát hành nhanh chóng. Tiếp tục tái cơ cấu hàng hóa trên thị trường TPCP niêm yết thông qua thực hiện nghiệp vụ hoán đổi trái phiếu, tạo điều kiện hỗ trợ thanh khoản cho TPCP, tạo niềm tin cho nhà đầu tư.

Kho bạc Nhà nước sẽ điều chỉnh một số chính sách nhằm phát triển thị trường trái phiếu và huy động vốn cho nền kinh tế.

- Một trong những vấn đề được nhà đầu tư quan tâm là hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của thị trường trái phiếu nhằm giảm rủi ro tái cấp vốn đối với ngân sách nhà nước. Bà đánh giá thế nào về điều này?

- Về cơ bản, khung pháp lý cho hoạt động của thị trường trái phiếu đã khá hoàn thiện và theo thông lệ thị trường quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia hoạt động trên thị trường. Từ năm 2010, khung pháp lý cho hoạt động phát hành TPCP được nghiên cứu để tiếp tục đổi mới. Đặc biệt, việc đưa tín phiếu vào niêm yết và giao dịch tập trung tại Sở GDCK Hà Nội đã hình thành bức tranh tổng thể về tình hình giao dịch thứ cấp của TPCP, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường, tạo điều kiện thuận lợi để KBNN tăng cường khả năng huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển.

- Thị trường TPCP vẫn còn một số tồn tại như thành viên thị trường chưa đa dạng, hàng hóa còn đơn điệu, cơ chế thanh toán chưa phù hợp... Năm 2014, KBNN sẽ có giải pháp nào để thị trường TPCP trở thành kênh huy động vốn chủ lực của nền kinh tế?

- Để thị trường trái phiếu phát triển bền vững, từng bước tiếp cận với thông lệ, chuẩn mực quốc tế, từ đầu năm 2013, Bộ Tài chính đã phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020, trong đó bao gồm các giải pháp về khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách, phát triển thị trường sơ cấp, phát triển thị trường thứ cấp, phát triển nhà đầu tư, phát triển các định chế trung gian và hạ tầng thị trường… Bộ đang nghiên cứu trình Chính phủ cơ chế thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty định mức tín nhiệm tại thị trường trong nước; cơ chế hình thành và phát triển Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện; quản lý ngân quỹ, gắn quản lý ngân quỹ với quản lý nợ và phát triển thị trường TPCP; tiếp tục hoàn thiện chính sách về giao dịch kỳ hạn, thuế và phí giao dịch đồng thời nghiên cứu cơ chế về phát hành TPCP theo lãi suất thả nổi…

Để hạn chế rủi ro trong quá trình thanh toán trái phiếu, các đơn vị liên quan đang tích cực phối hợp xây dựng "Đề án chuyển chức năng thanh toán tiền giao dịch TPCP từ Ngân hàng Thương mại sang NHNN. Ngoài ra, Sở Giao dịch NHNN và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam đã thực hiện việc ký kết thỏa thuận về việc phối hợp xử lý giao dịch giấy tờ có giá và công bố giải pháp kỹ thuật kết nối hệ thống với nhau để xử lý giao dịch giấy tờ có giá. KBNN sẽ nâng cao chất lượng của công tác xây dựng và công bố kế hoạch phát hành, công bố sớm nhu cầu vốn huy động hàng quý và chi tiết theo các kỳ hạn để nhà đầu tư có kế hoạch bố trí nguồn vốn mua trái phiếu. Song song với các giải pháp tổ chức điều hành, KBNN sẽ tích cực cùng với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng hệ thống nhà kinh doanh trái phiếu, hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của thị trường, phát triển thêm sản phẩm mới… để tăng tính hấp dẫn của TPCP Việt Nam, phát triển thị trường trái phiếu trở thành kênh huy động vốn chủ đạo của nền kinh tế.

- Xin cảm ơn bà!

Hương Ly

Hà nội mới

Các tin tức khác

>   Huy động TPCP: Tiền tệ và tài khóa cần phải “win-win” (23/01/2014)

>   Ngân hàng sẽ vẫn đổ tiền vào… trái phiếu (23/01/2014)

>   VCSC: Thị trường trái phiếu khởi sắc dịp giáp Tết (22/01/2014)

>   Ngân hàng CSXH huy động 631 tỷ đồng trái phiếu (20/01/2014)

>   Năm 2014, nhu cầu trái phiếu vẫn rất lớn (17/01/2014)

>   Mở hàng 2014, huy động thành công 5.550 tỷ đồng TPCP (14/01/2014)

>   VCBS: Thị trường trái phiếu 2014 sẽ tiếp tục sôi động (13/01/2014)

>   Ông Andy Ho: Cân nhắc đầu tư vào trái phiếu trong thời gian tới (13/01/2014)

>   Thị trường TPCP thu hút nhiều tổ chức thông tin tài chính lớn (08/01/2014)

>   Phát hành thêm 100.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ (04/01/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật