Thứ Năm, 23/01/2014 09:23

Huy động TPCP: Tiền tệ và tài khóa cần phải “win-win”

Kinh tế khó khăn, thu ngân sách bị thử thách, nhu cầu huy động vốn bù đắp bội chi ngân sách rất cao. Năm 2013, huy động vốn của ngân sách lên tới 300 nghìn tỉ đồng, tăng 100 nghìn tỉ đồng so với năm 2012. Trong đó, riêng trái phiếu chính phủ đã phát hành trên 181 nghìn tỉ đồng để cân đối NSNN. Dự kiến năm 2014 nhu cầu này còn tăng mạnh hơn nữa. Để có thể hoàn thành mục tiêu đó đòi hỏi thị trường vốn phải hoạt động hiệu quả hơn nữa, nhất là sự phối hợp giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ.

Áp lực đầu tư và trả nợ

Trong 3 năm từ 2011 – 2013, tỉ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSNN đã giảm từ 26,4% của năm 2011 xuống 20,2% năm 2013 nên ảnh hưởng rất lớn đến đột phá của cơ sở hạ tầng. Theo Chủ tịch ADB ông Takehiko Nakao, trong vòng 10 năm tới để đạt mức tăng trưởng như mong muốn Việt Nam cần khoảng 167 tỉ USD cho xây dựng cơ sở hạ tầng.

Một nửa số vốn này theo ông Nakao sẽ từ NSNN, bao gồm cả vốn ODA và phát hành TPCP. Ngay năm 2014, kế hoạch phát hành TPCP cho đầu tư là 100 nghìn tỉ đồng bao gồm 60 nghìn tỉ thuộc kế hoạch giai đoạn 2011-2015 và 40 nghìn tỉ của gói phát hành bổ sung 170 nghìn tỉ giai đoạn 2014-2016 vừa được Quốc hội thông qua. Bên cạnh sức ép từ đảm bảo vốn cho đầu tư thì yêu cầu nguồn vốn cho trả nợ đến hạn cũng rất lớn.

Nợ công đến hết năm 2013 khoảng 56,2% GDP, nợ Chính phủ là 42,5% GDP và nợ nước ngoài là 39,5% GDP. Năm 2014 dự báo cân đối NSNN còn khó khăn, bội chi được Quốc hội là 5,3% GDP. Với tỉ lệ này thì đến 31.12.2014, tỉ lệ nợ công khoảng 59,8% GDP, dư nợ chính phủ tăng 46,2% GDP và nợ nước ngoài quốc gia khoảng 42,4%. Với những chỉ tiêu về bội chi và nợ công như vậy thì riêng 2014 cần 224 nghìn tỉ để bù đắp bội chi và 70 nghìn tỉ đồng cho đảo nợ. Tính tổng số vốn huy động năm 2014 tăng gần 100 nghìn tỉ đồng so với năm 2013.

TPCP phải là hàn thử biểu của thị trường vốn

Dù còn những bất cập nhưng với những gì đạt được của năm 2013 cũng cho thấy giữa chính sách tài khóa và tiền tệ đã có sự phối hợp. Như nhận định của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình là không còn hiện trạng “cát cứ” như trước, là chính sách tiền tệ cứ làm việc của chính sách tiền tệ mặc cho chính sách tài khóa hay ngược lại. Tuy nhiên, sự hợp tác dường như mới dừng lại ở sự phối hợp cơ học chứ chưa thực sự nhuần nhuyễn.

Ví dụ , cho đến nay giữa ngành tài chính và NH cũng chưa có phối hợp trong việc bao giờ phát hành TPCP để đẩy tiền từ ngân sách, lúc nào thì bổ sung vốn tín dụng của NH. Nếu có kế hoạch đưa tiền ra hợp lý, bổ trợ cho nhau thì mới có thể duy trì mặt bằng lãi suất hợp lý như hiện tại. Nếu không thì rất dễ dẫn đến tình trạng để huy động được TPCP buộc chính sách tài khóa phải nâng lãi suất lên kéo mặt bằng lãi suất huy động chung tăng theo, ảnh hưởng xấu tới chính sách tiền tệ và ngược lại.

“Sự phối hợp như thế đòi hỏi một nghệ thuật trong cả chính sách tài khóa lẫn tiền tệ”- Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhận xét.

Không chỉ giải quyết các bài toán ở thị trường sơ cấp huy động vốn mà thị trường vốn Việt Nam đòi hỏi tái cơ cấu mạnh mẽ ở thị trường thứ cấp. Trước hết là yêu cầu về tái cấu trúc TTCK một cách an toàn hiệu quả với những thay đổi mạnh mẽ ở cả mô hình hoạt động của thị trường cho tới việc sắp xếp lại các CTCK.

Quá trình tái cấu trúc này liên quan mật thiết tới quá trình tái cấu trúc hệ thống các TCTD vì thực tế đứng đằng sau các CTCK đều có các TCTD. Do vậy những chính sách tài chính điều chỉnh TTCK cũng sẽ tác động lên hệ thống TCTD từ đó đòi hỏi chính sách tiền tệ cũng phải phối hợp sao cho hạn chế tác động tiêu cực từ những thay đổi đó, cũng như giúp đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu hệ thống tài chính.

Tiếp nữa, điểm yếu của thị trường thứ cấp là thanh khoản TPCP. Được coi như là hàn thử biểu của thị trường vốn nói chung nhưng hiện nay TPCP vẫn chưa được giao dịch phổ biến. Nếu như trước đây khối lượng TPCP còn ít thì đến nay khối lượng TPCP rất lớn, kỳ hạn cũng rất linh hoạt. Tuy nhiên, người mua sản phẩm huy động vốn này vẫn chủ yếu là các TCTD, sau đó các TCTD lại bán lại cho NHNN. Điều này đã làm giảm tác dụng của công cụ TPCP đối với nền kinh tế đồng thời hạn chế hiệu quả của chính sách tiền tệ.

Vì vậy, thời gian tới giữa chính sách tài khóa và tiền tệ cần phối hợp để sắp xếp lại khối lượng TPCP không chỉ là đa dạng về lãi suất, linh hoạt kỳ hạn mà còn thuận lợi trong giao dịch trên thị trường thứ cấp. Như thế, TPCP nói riêng và thị trường vốn nói chung mới hấp dẫn được các NĐT, nhất là những NĐT là tổ chức tài chính quốc tế, có tiềm lực tài chính.

Xét cho cùng tài khóa hay tín dụng cũng là những chính sách nằm trong chính sách điều hành kinh tế vĩ mô chung. Vì vậy, một sự hợp tác “win-win” sẽ vừa là khuyến nghị nhưng cũng là bắt buộc đối với 2 công cụ chính sách này.

Thanh Sơn

lao động

Các tin tức khác

>   Ngân hàng sẽ vẫn đổ tiền vào… trái phiếu (23/01/2014)

>   VCSC: Thị trường trái phiếu khởi sắc dịp giáp Tết (22/01/2014)

>   Ngân hàng CSXH huy động 631 tỷ đồng trái phiếu (20/01/2014)

>   Năm 2014, nhu cầu trái phiếu vẫn rất lớn (17/01/2014)

>   Mở hàng 2014, huy động thành công 5.550 tỷ đồng TPCP (14/01/2014)

>   VCBS: Thị trường trái phiếu 2014 sẽ tiếp tục sôi động (13/01/2014)

>   Ông Andy Ho: Cân nhắc đầu tư vào trái phiếu trong thời gian tới (13/01/2014)

>   Thị trường TPCP thu hút nhiều tổ chức thông tin tài chính lớn (08/01/2014)

>   Phát hành thêm 100.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ (04/01/2014)

>   Tháng 12: Huy động hơn 17 nghìn tỷ đồng trái phiếu (02/01/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật