Thứ Bảy, 04/01/2014 08:23

“Tạo niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài”

Năm 2013, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã tăng mạnh trở lại sau 4 năm sụt giảm liên tục. Bộ trưởng đánh giá như thế nào về kết quả này.

Cần thu hút mạnh mẽ vốn FDI vào lĩnh vực công nghệ cao

Vốn FDI vào Việt Nam trong 11 tháng năm 2013 đạt 20,8 tỷ USD, tăng 54,2% so với cùng kỳ 2012. Đây là mức tăng cao và là một trong những điểm sáng của bức tranh kinh tế Việt Nam. Một trong những nguyên nhân khiến vốn FDI tăng mạnh là do có nhiều dự án quy mô lớn hàng tỷ USD được cấp phép. Kết quả này thể hiện các nhà đầu tư đã thấy được triển vọng phát triển tốt tại thị trường Việt Nam, cũng như tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam trong tương lai nên đã quyết định tăng vốn đầu tư hoặc đầu tư dự án mới với quy mô lớn. Đây là kết quả của những nỗ lực không ngừng của các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư ở Trung ương và địa phương thời gian qua trong việc hỗ trợ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án quy mô lớn.

Xin Bộ trưởng cho biết, đâu là điểm hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam?

Thu hút FDI năm 2013 tăng mạnh, một trong những nguyên nhân là môi trường đầu tư của Việt Nam có những hấp dẫn riêng. Các điểm hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam thể hiện qua các yếu tố:

Sự ổn định về chính trị, an toàn xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô.

Vị trí địa lý thuận lợi ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có hệ thống đường bộ, đường sắt kết nối với các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông, nằm trên các tuyến đường hàng không và hàng hải quốc tế.

Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, hiện đang ở thời kỳ dân số vàng với khoảng 90 triệu dân, trong đó khoảng 60% trong độ tuổi lao động. Chi phí lao động tương đối rẻ so với các nước trong khu vực. Trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ có thể đáp ứng yêu cầu cung cấp lao động xét cả về số lượng và chất lượng.

Thị trường tiêu thụ lớn trên 90 triệu dân với thu nhập ngày càng tăng, được kết nối với thị trường gần 600 triệu dân của ASEAN, thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đang diễn ra ngày càng sâu rộng. Việt Nam hiện là thành viên WTO, ASEAN, ASEM, APEC, có quan hệ ngoại giao với trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam đang đàm phán gia nhập TPP và một số hiệp định FTA quan trọng với EU, Hàn Quốc...

Chính phủ các ngành của Việt Nam luôn coi trọng và quan tâm đến khu vực đầu tư nước ngoài. Các thể chế, chính sách về đầu tư, kinh doanh đang ngày càng hoàn thiện. Điều này đã tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Chính phủ các ngành của Việt Nam luôn coi trọng và quan tâm đến khu vực đầu tư nước ngoài. Các thể chế, chính sách về đầu tư, kinh doanh đang ngày càng hoàn thiện. Điều này đã tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Hiện cạnh tranh trong thu hút FDI giữa các quốc gia trong khu vực và thế giới đang rất khốc liệt. Sắp tới chúng ta cần có những giải pháp gì để nâng cao sức cạnh tranh trong thu hút FDI?

Chúng ta đang phải cạnh tranh với các quốc gia có truyền thống về thu hút FDI như Thái Lan, Indonesia, Malaysia và cả những quốc gia kém phát triển hơn chúng ta nhưng đang có những cải thiện rất mạnh mẽ về môi trường đầu tư như Myanmar, Lào, Campuchia. Do vậy, việc nâng cao sức cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam có vai trò sống còn trong việc tăng cường thu hút FDI.

Về các giải pháp thực hiện, trong thời gian tới, chúng ta cần cải thiện nút thắt trong thu hút FDI đã tồn tại nhiều năm nay. Đó là sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực chất lượng chưa cao và sự kém phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ, các vấn đề thể chế, chính sách, thủ tục hành chính... Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương cần phải thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ đã được Chính phủ giao tại Nghị quyết 103/NQ-CP ngày 29/8/2013 về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý FDI trong thời gian tới. Theo đó, chúng ta cần thực hiện 5 nhóm giải pháp: Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư theo hướng nhất quán, công khai, minh bạch, có tính dự báo, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư và có tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực; điều chỉnh một số nguyên tắc quản lý và phân cấp đầu tư; hoàn thiện tiêu chí cấp Giấy chứng nhận đầu tư; đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư.

Các nhiệm vụ cụ thể cũng được phân công cho các bộ, ngành, địa phương để thực hiện 5 nhóm giải pháp. Nếu tất cả các cơ quan nghiêm túc triển khai các nhiệm vụ đã được phân công thì tôi tin rằng trong thời gian tới, môi trường đầu tư Việt Nam sẽ được cải thiện.

Đâu sẽ là lĩnh vực mà Việt Nam muốn thu hút đầu tư trong tương lai, thưa Bộ trưởng.

Tại Nghị quyết 103/NQ-CP, Chính phủ đã xác định những định hướng thu hút FDI thời gian tới: Thu hút FDI theo hướng chọn lọc các dự án có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ sinh học phục vụ cho nông nghiệp, phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và phát triển, dịch vụ hiện đại...

Theo đó, một số lĩnh vực cần khuyến khích thời gian tới là: Xây dựng kết cấu hạ tầng theo hình thức PPP, BOT; hạ tầng giao thông (đường bộ, đường sắt, đường hàng không, cảng biển), hạ tầng năng lượng (nhiệt điện, năng lượng tái tạo), hạ tầng đô thị (giao thông đô thị, cấp nước đô thị, xử lý chất thải đô thị, hạ tầng khu công nghiệp)…

Các dự án có công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai, tạo điều kiện và tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong nước.

Công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, điện tử.

Thu hút có chọn lọc công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, luyện kim, hóa chất.

Các ngành nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt), ngành thủy sản, ngành lâm nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản sạch, sử dụng công nghệ tiên tiến...

Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Nguyễn Hòa

Công thương

Các tin tức khác

>   Nhận diện tăng trưởng GDP năm 2014 (03/01/2014)

>   Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt bội chi, nợ công (03/01/2014)

>   Góc nhìn của tôi: Lạm phát năm 2014 có đáng lo ngại? (03/01/2014)

>   Điều hành giá trong năm 2014: Hài hòa lợi ích các bên (03/01/2014)

>   Kinh tế năm 2014: Từ kinh nghiệm khốc liệt (03/01/2014)

>   Dư nợ công ở mức đảm bảo an toàn (03/01/2014)

>   Năm 2013, cả nước thu hút được trên 21,6 tỷ USD vốn FDI (02/01/2014)

>   Việt Nam có cần một bộ chỉ số riêng để tự đánh giá mình? (02/01/2014)

>   Góc nhìn của tôi: Tín hiệu nới lỏng để “thúc” tăng trưởng? (02/01/2014)

>   Ông Vương Đình Huệ: Thành tích là rất cơ bản và đúng hướng (02/01/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật