Thứ Năm, 02/01/2014 16:01

Philippines sẽ là nước có tốc độ tăng trưởng hàng đầu châu Á

Nhật báo kinh tế Les Echos của Pháp vừa đăng bài phân tích về triển vọng kinh tế của các nước châu Á trong năm 2014, trong đó tập hợp những nhận định, đánh giá của các chuyên gia đang làm việc tại Ngân hàng RBS (Anh), Tập đoàn Tài chính Nomura (Nhật) và Công ty Tư vấn TAC (Pháp).

Theo đánh giá chung, mặc dù kinh tế các nước châu Á vừa trải qua năm 2013 với nhiều thách thức và tỷ lệ tăng trưởng có chậm lại do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, song trong năm 2014 tốc độ tăng trưởng trung bình của khu vực này vẫn ở mức khoảng 6%.

Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia sẽ vẫn là những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao trong khi Hàn Quốc và Philippines sẽ vươn lên trở thành hai quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu châu Á.

Triển vọng kinh tế tại từng nước châu Á cụ thể có sự khác biệt.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2014 với tỷ lệ tăng trưởng vào khoảng 8,2% (RBS) hoặc 6,9% (Nomura).

Điều này sẽ tác động tiêu cực đến các nước phụ thuộc vào việc xuất khẩu khoáng sản và nguyên liệu sang Trung Quốc.

Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ cao trong cả hai khu vực công và tư của Trung Quốc cũng đặt ra nhiều câu hỏi đối với tính vững chắc của hệ thống kinh tế nước này.

Ấn Độ và Indonesia được ghi nhận là vượt qua năm 2013 một cách khó khăn khi hai đồng tiền chính là rupiah (Indonesia) và rupee (Ấn Độ) đều mất giá mạnh với tỷ lệ lần lượt là 25% và 13%.

Năm 2014, hai nước này sẽ chứng kiến sự nổi lên của một tầng lớp trung lưu mới với sự tham gia mạnh mẽ hơn của phụ nữ vào các hoạt đồng nghề nghiệp.

Tuy nhiên, các thách thức đối với phát triển kinh tế vẫn tồn tại, nhất là sự suy yếu của môi trường kinh doanh và vấn nạn tham nhũng; trong khi đó, giới chức trong nước lại phải tập trung vào các kỳ bầu cử quan trọng.

Nền kinh tế của Hàn Quốc sẽ tăng trưởng mạnh có thể đưa nước này gia nhập hàng ngũ các nước phát triển trong năm 2014 và trở thành một trong những "ngôi sao" của châu Á với nhiều sản phẩm được ưa chuộng tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản và một số quốc gia châu Âu.

Tuy nhiên, trong trung hạn, Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với thách thức của quá trình già hóa dân số tác động đến nhu cầu nội địa và hiệu quả của nền kinh tế.

Ngoài ra, tỷ lệ nợ/thu nhập của các gia đình Hàn Quốc ở mức cao (163,8% vào năm 2012 so với 100% của Pháp và 130% của Mỹ) cũng đã và đang trở thành gánh nặng xã hội ngày càng nghiêm trọng, nhất là đối với nhóm các gia đình nghèo nước này.

Philippines với khoảng 11% lực lượng lao động ở ngoài nước cũng sẽ có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế với lượng kiều hối lớn.

Theo thống kê, trong 10 năm gần đây, kiều hối đã góp phần quan trọng giúp cho nước này đạt được thặng dư thương mại trung bình 3% GDP/năm.

Đặc biệt, việc tái thiết các khu vực chịu tác động của siêu bão Haiyan sẽ đem lại động lực cho nhiều ngành sản xuất của nền kinh tế nước này trong năm 2014.

vietnam+

Các tin tức khác

>   Viễn cảnh của “bạc xanh” (02/01/2014)

>   2013: Kinh tế Trung Quốc "lội ngược dòng" thành công (02/01/2014)

>   Những thách thức lớn với nền kinh tế Canada trong 2014 (02/01/2014)

>   Triển vọng phục hồi của các đồng tiền châu Á (01/01/2014)

>   Kinh tế toàn cầu 2014: Tâm điểm Mỹ (01/01/2014)

>   Kinh tế châu Á sẽ khởi sắc (01/01/2014)

>   Tăng trưởng kinh tế Singapore cao hơn dự đoán (01/01/2014)

>   Vàng bốc hơi 28% năm 2013, đứt mạch 12 năm tăng giá ròng rã (01/01/2014)

>   Những scandal ngân hàng gây rúng động thế giới năm 2013 (31/12/2013)

>   Venezuela sẽ thiết lập trật tự kinh tế mới trong năm 2014 (31/12/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật