Thứ Năm, 02/01/2014 09:11

HSBC: PMI tháng 12 tăng mạnh thứ 2 trong lịch sử

Các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tiếp tục cải thiện trong tháng 12 khi sản lượng và việc làm tăng mạnh hơn nhờ sự hỗ trợ từ đà tăng trưởng của số đơn đặt hàng mới. Đồng thời, hoạt động mua hàng cũng tăng với tốc độ kỷ lục.

* PMI tháng 11 giảm còn 50,3 điểm

 

Bên cạnh đó, lạm phát chi phí đầu vào tăng nhẹ nhưng các nhà sản xuất đã hạ giá đầu ra, một trong những nỗ lực nhằm gia tăng số đơn đặt hàng mới.

Cụ thể, Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam do HSBC và Markit Economics khảo sát tăng từ 50.3 trong tháng 11 lên 51.8 trong tháng 12, đánh dấu tháng cải thiện thứ 4 liên tiếp và mức tăng mạnh thứ hai trong lịch sử của chỉ số này.

Được biết, tốc độ tăng trưởng mạnh nhất của các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất diễn ra trong tháng 4/2011 khi cuộc khảo sát này bắt đầu. Đây là một chỉ số tổng hợp, khái quát các điều kiện hoạt động của ngành sản xuất và đã được điều chỉnh theo mùa.

Báo cáo của HSBC và Markit cho thấy số đơn đặt hàng mới tháng 12 tăng lần thứ 3 trong 4 tháng nhờ nhu cầu ngày càng cải thiện. Hơn nữa, số đơn hàng mới cũng tăng với tốc độ nhẹ hơn so mức kỷ lục trong tháng 10. Mặt khác, số đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm tháng thứ hai liên tiếp.

Đà tăng trưởng của số đơn hàng mới đã thôi thúc các doanh nghiệp nâng cao sản lượng, qua đó đẩy sản lượng sản xuất tăng tháng thứ 3 liên tiếp với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 4/2011. Điều này đã tác động tích cực lên lĩnh vực việc làm cùng tháng với tốc độ tạo việc làm tăng lên mức cao nhất trong 3 tháng.

Nhận định về PMI sản xuất của Việt Nam, chuyên viên kinh tế phụ trách khu vực châu Á của HSBC - Trinh Nguyễn cho biết: “Lĩnh vực sản xuất tiếp tục chứng tỏ tầm quan trọng trong việc ổn định đà tăng trưởng tại Việt Nam. Sự gia tăng của chỉ số đơn đặt hàng mới là tín hiệu cho thấy sự cải thiện của nhu cầu nội địa dù tốc độ còn chậm. Chỉ số đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng nhẹ nhưng nhu cầu bên ngoài vẫn còn ảm đạm”.

Bà cho biết thêm: “Chúng tôi kỳ vọng nhu cầu việc làm và số lượng đơn hàng mới sẽ bù đắp đà tăng trưởng ảm đạm trong các lĩnh vực khác. Chúng tôi cũng kỳ vọng bức tranh năm 2014 sẽ khả quan hơn và lĩnh vực sản xuất tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế”.

Phước Phạm

Công Lý

Các tin tức khác

>   Kinh tế năm 2014: “Kịch bản” nào? (02/01/2014)

>   Ổn định kinh tế vĩ mô: “Con ngựa bất kham” đã được “ghìm cương” (01/01/2014)

>   Giá cả có tăng trong năm 2014? (01/01/2014)

>   GS.TS Vương Đình Huệ: Kinh tế 2014 sẽ đột phá về thể chế (01/01/2014)

>   Hà Nội: Hàng tiêu dùng thiết yếu sẽ tăng khoảng 10% (01/01/2014)

>   10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật 2013 (31/12/2013)

>   Năm 2014: Vẫn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao (31/12/2013)

>   Kỳ vọng kinh tế 2014 (31/12/2013)

>   Vốn FDI và chuyện được - mất (31/12/2013)

>   Năm 2014: Duy trì bình ổn giá thị trường (31/12/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật