Thứ Sáu, 20/12/2013 15:16

Nhập siêu từ Trung Quốc khó giảm

“Nhu cầu nhập khẩu lớn, năng lực hạn chế, phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc thì nhập siêu vẫn ở mức cao. Với xu thế này nhập siêu không chỉ không giảm mà còn có xu hướng tăng”. Đây là nhận định của ông Bùi Huy Hoàng, Tham tán công sứ Việt Nam tại Trung Quốc.

Ông Bùi Huy Hoàng cho biết, trong 2 đến 3 năm gần đây, cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc đã có sự thay đổi. Cụ thể, nông sản, nguyên liệu chiếm tỷ trọng không lớn chỉ khoảng 300 triệu USD; năng lượng khoáng sản không tăng chỉ khoảng hơn 1 tỷ USD; sắt thép kim loại, sản phảm hóa chất tăng ở mức vừa phải trên dưới 20% với kim ngạch nhập khẩu khoảng 3 tỷ USD.

Đặc biệt, nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng cao khoảng 30% và tiếp tục có xu hướng tăng với kim ngạch khoảng 4,5 tỷ USD. Nhóm máy móc thiết bị công nghiệp, sản phẩm công nghiệp tăng vừa phải nhưng kim ngạch khá lớn khoảng 6 tỷ USD trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị đã chiếm 5,3 tỷ USD. Đây là nhóm hàng chủ yếu Việt Nam nhập từ Trung Quốc trong nhiều năm qua.

Ngoài ra, điện thoại di động, điện gia dụng, sản phẩm linh kiện điện tử tăng cao đột biến, chiếm tỷ trọng lớn với tốc độ tăng 70%, đạt 9,3 tỷ USD, trong đó riêng điện thoại chiếm khoảng 5 tỷ USD.

Từ những số liệu trên có thể thấy rằng, mức độ phụ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc rất lớn, nhất là nhóm hàng nguyên vật liệu. “Nhu cầu nhập khẩu lớn, năng lực hạn chế, phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc thì nhập siêu vẫn ở mức cao. Với xu thế này nhập siêu không chỉ không giảm mà còn có xu hướng tăng”, ông Hoàng nói.

Lý giải cho nhận định này, ông Hoàng cho hay, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam nói chung, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc nói riêng trong 5 năm tới khó có đột biến lớn, nhất là đến năm 2015, Việt Nam phải hoàn thành cắt giảm thuế quan cho các mặt hàng trong ACFTA. Ngoài ra, Việt nam ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) để đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực đã ký kết FTA. Nếu không có sự đầu tư cơ bản thì nhập siêu từ thị trường Trung Quốc vẫn tăng cao.

Một nguyên nhân nữa được ông Hoàng dẫn ra là Trung Quốc đang thực hiện chiến lược hướng ra bên ngoài, khuyến khích đầu tư ra các nước ASEAN trong đó có Việt Nam. Do vậy, khi Trung Quốc trúng các dự án thầu EPC sẽ kéo theo việc nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị.

Mặt khác, khả năng sản xuất hàng gia công xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới sẽ tăng lên. Khi chúng ta đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài việc nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất tại thị trường Trung Quốc vẫn là “ưu tiên hàng đầu”.

Tuy nhiên, theo vị Tham tán này, nhập siêu từ Trung Quốc bao gồm cả yếu tố tích cực và tiêu cực. Mỗi quốc gia có lợi thế so sánh nhất định, nhập khẩu như thế nào, xuất khẩu như thế nào cho hiệu quả mới là bài toán cần đặt ra.

Bởi vậy, ông Hoàng đề xuất thực hiện đồng bộ 3 giải pháp để kiềm chế nhập siêu từ Trung Quốc. Trước tiên, nâng cao năng lực sản xuất nội địa, nâng cao chất lượng hàng hoá là yêu cầu cấp thiết đối với sản xuất của Việt Nam bởi chúng ta không thể bán sản phẩm có chất lượng kém, giá thành cao ra thị trường nước ngoài trong khi các nước khác có chất lượng cao hơn, giá thành thấp hơn. Đối với thị trường Trung Quốc, Việt Nam không chỉ cạnh tranh với các sản phẩm ở Trung Quốc mà còn có cả sản phẩm các nước khác, đặc biệt là các nước ở khu vực ASEAN.

Thứ hai là, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài ở các lĩnh vực như công nghiệp hỗ trợ. Dù Trung Quốc không phải là nước có công nghệ cao nhưng trong lĩnh vực này Trung Quốc có tính cạnh tranh nhất định, công nghệ vừa phải nhưng giá thành hợp lý phù hợp với Việt Nam.

Thứ ba là, nghiên cứu xây dựng khu công nghiệp mang tính chất liên hoàn. Giải pháp này phía Trung Quốc đã thực hiện thành công trong nhiều năm qua, tức là xây dựng khu công nghiệp tập trung vào nhóm hàng nhất định ví dụ như dệt may, linh kiện điện tử.

Phan Thu

hải quan

Các tin tức khác

>   Intel Việt Nam: Nghi án phi vụ 100 triệu USD trốn thuế (20/12/2013)

>   Vietnam Airlines tăng trưởng ấn tượng tại Hàn Quốc (20/12/2013)

>   Giá xăng dầu, gas “đè” doanh nghiệp (20/12/2013)

>   Thoái vốn ngoài ngành: Định giá tài sản sai lệch,vô căn cứ (20/12/2013)

>   Bức tranh đối lập giữa kinh tế vỉa hè và trung tâm thương mại (20/12/2013)

>   Bộ TTTT: Chỉ có 60% dân số Việt Nam dùng di động (19/12/2013)

>   Gần 5.000 container hàng bị... “bỏ quên” (19/12/2013)

>   Thị trường ASEAN – Cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu VN (19/12/2013)

>   Đề xuất nhiều giải pháp nâng cao giá trị cá tra Việt Nam (19/12/2013)

>   Hầu hết các doanh nghiệp cổ phần “ăn nên làm ra” (19/12/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật