Thứ Tư, 04/12/2013 16:18

Internet Việt Nam năm 2012 chỉ thu được 15.000 tỷ đồng

Đại diện Bộ TT&TT cho biết, năm 2012, doanh thu từ Internet Việt Nam chỉ đạt 15.000 tỷ đồng.

Sáng nay (4/12), tại buổi hội thảo Ngày Internet Việt Nam 2013 do Hiệp hội Internet Việt Nam tổ chức, đại diện Cục Viễn thông, Bộ TT&TT đã nêu ra những con số rất đáng suy nghĩ về sự phát triển của thị trường internet Việt Nam trong năm vừa qua.

Bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết: Đến thời điểm hiện tại, nếu không tính cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông trên Internet, Bộ TT&TT đã cấp tổng cộng 55 giấy phép cung cấp dịch vụ internet cố định. Trong đó, có 47 doanh nghiệp đã chính thức triển khai cung cấp dịch vụ.

Thị phần internet cố định vẫn chủ yếu thuộc về VNPT, Viettel và FPT

Tuy nhiên, trong số đó chỉ có 16 doanh nghiệp có báo cáo thường xuyên lên Cục Viễn thông về hoạt động kinh doanh; 31 doanh nghiệp còn lại mặc dù đã chính thức cung cấp dịch vụ nhưng số lượng thuê bao và doanh thu quá nhỏ nên không báo cáo hoặc tạm ngừng hoạt động.

Hiện nay, đối với thị trường băng rộng cố định, thị phần chủ yếu phân chia cho 5 doanh nghiệp lớn là VNPT, FPT, Viettel, CMC và SCTV. Trong đó, các loại hình công nghệ truy cập phổ biến như xDHL, FTTH, Leased line, Cable TV đều được áp dụng khai thác.

Trong khi đó, với thị trường truy cập internet di động, 3 doanh nghiệp VinaPhone, MobiFone và Viettel hiện đang chiếm tới 98% thị phần.

Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Internet Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại cả nước có 32 triệu người sử dụng internet với các phương thức phong phú từ cố định cho đến di động. Dự kiến con số này sẽ tăng lên 35 triệu người dùng vào năm 2017.

Số lượng người sử dụng internet ở Việt Nam tăng nhanh chóng

Tuy có tập khách hàng lớn như vậy nhưng doanh thu của các nhà cung cấp dịch vụ internet tại Việt Nam trong năm 2012 lại hết sức khiêm tốn, chỉ khoảng 15.000 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ truy cập internet cố định là khoảng 10.000 tỷ đồng, còn từ dịch vụ 3G vào khoảng 5.000 tỷ đồng.

Từ con số 15.000 tỷ đồng nói trên, đại diện Cục Viễn thông đã đặt ra câu hỏi: Liệu đã đến lúc cần nhìn lại việc coi internet là thị trường để tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, tổ chức kinh doanh nhằm phát triển và thu lợi nhuận hay không?

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên VTC News bên lề hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng vẫn khá lạc quan về triển vọng phát triển của thị trường internet ở Việt Nam.

Ông Thắng cho biết: Mặc dù trong những năm qua thị trường internet ở Việt Nam phát triển khá mạnh nhưng các dịch vụ nội dung trên đó vẫn còn hạn chế. Vì vậy các chính sách phát triển internet trong thời gian sẽ có nội dung quan trọng là tạo điều kiện cho các dịch vụ nội dung đi lên, đặc biệt là trong thương mại điện tử.

Nguyễn Lê

vtc

Các tin tức khác

>   Khu công nghiệp chưa vơi sức hút (04/12/2013)

>   Doanh nghiệp “xẻ” nhà xưởng cho thuê lại (04/12/2013)

>   Khuyến nghị chính sách về dự án thủy điện tại miền Trung (04/12/2013)

>   Năm 2014, lọc dầu Dung Quất dừng 2 tháng để bảo dưỡng (04/12/2013)

>   Ngành cá tra: nông dân phải tài trợ cho doanh nghiệp! (04/12/2013)

>   Lần đầu tiên Việt Nam muốn áp thuế chống bán phá giá thép (04/12/2013)

>   TPHCM: Doanh thu của doanh nghiệp Nhà nước giảm mạnh (04/12/2013)

>   Cấm sản xuất phân bón khi chưa được cấp giấy phép (04/12/2013)

>   Doanh nghiệp khai khoáng gian lận vì thuế, phí cao (04/12/2013)

>   Sẽ đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu DNNN (04/12/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật