Thứ Sáu, 13/12/2013 17:27

Các TCTD kỳ vọng CPI tháng 12 tăng 0,62%

Kể từ tháng 6/2013 trở lại đây, tốc độ tăng CPI theo tháng có xu hướng tăng cao hơn so với đầu năm và đạt mức cao nhất trong 2 tháng cuối của quý III/2013 (tháng 8/2013: 0,83% và tháng 9/2013: 1,06%), tuy nhiên tốc độ tăng lại có biểu hiện giảm trong tháng 10/2013 (0,49%) và tiếp tục giảm mạnh trong tháng 11/2013 (0,34%).

Kết quả cuộc điều tra kỳ vọng lạm phát mới đây cũng cho thấy, các TCTD kỳ vọng CPI tháng 12/2013 chỉ tăng 0,62% so với tháng 11/2013, cao hơn mức tăng cùng kỳ 2 năm trước (0,27% tháng 12/2012 và 0,53% tháng 12 năm 2011).

Với tốc độ tăng CPI thực tế trong 11 tháng vừa qua cùng với mức kỳ vọng 0,62% trong tháng 12/2013, lạm phát cả năm 2013 có khả năng đạt khoảng 6,15% và vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ.

Cùng nhận định, trong Báo cáo đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam 11 tháng năm 2013, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng dự báo lạm phát cả năm 2013 không quá 6,3%. Như vậy, đến thời điểm hiện nay, có thể nói Việt Nam đã đạt được thành công trong công cuộc kiểm soát lạm phát trong năm 2013.

Năm 2013 là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát theo đúng mục tiêu đề ra của Quốc hội và Chính phủ, qua đó giúp ổn định kinh tế vĩ mô và kích thích tăng trưởng kinh tế.

Trong những năm vừa qua, trước những con sóng suy giảm của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã chủ động đưa ra các chính sách và biện pháp nhằm tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Nhờ đó, lạm phát đã được kiểm soát thành công, lạm phát tính theo năm đã giảm rõ rệt, từ mức 23,02% tháng 8/2011 (so với cùng kỳ) xuống mức 7,5% (tháng 8/2013) và 5,78% (tháng 11/2013).

Theo kết quả khảo sát gần đây, lạm phát trong năm 2014 được các TCTD kỳ vọng chỉ tăng ở mức một con số, với mức tăng trung bình 6,74%, mức kỳ vọng này nằm trong ngưỡng mục tiêu đề ra của Quốc hội (khoảng 7%).

Tuy nhiên, mục tiêu này vẫn là một thách thức lớn đối việc việc kiểm soát lạm phát năm 2014. Bởi vì, thứ nhất là theo nhận định của các TCTD việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý tiếp tục là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến diễn biến lạm phát trong năm 2014; thứ hai là với mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao hơn trong năm 2014 (5,8%), nới lỏng bội chi ngân sách lên 5,3% GDP, cùng với phát hành bổ sung trái phiếu Chính phủ thì mục tiêu kiểm soát lạm phát sẽ lại tạo ra áp lực lớn cho cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ.

sbv

Các tin tức khác

>   PGS.TS. Lê Xuân Bá: Không thể ném tiền vào rồi tiêu không hiệu quả (13/12/2013)

>   Chúng ta vừa giàu hẳn lên! (12/12/2013)

>   Moody's: Việt Nam đã đạt tiến triển trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng (12/12/2013)

>   Kinh tế vĩ mô 2014: Cơ hội hưởng hiệu ứng lan tỏa (12/12/2013)

>   Thách thức từ mục tiêu tăng trưởng (12/12/2013)

>   Phấn đấu đạt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 (11/12/2013)

>   Dự báo nhập siêu 0,5 tỉ USD trong năm 2013 (11/12/2013)

>   GDP Tp.HCM giảm mà GDP bình quân đầu người lại tăng? (10/12/2013)

>   ANZ: Lạm phát 2014 của VN cao nhất trong các nước mới nổi (09/12/2013)

>   TP.HCM: Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 4.500 USD (09/12/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật