Thứ Bảy, 30/11/2013 15:57

Hàng dệt may Trung Quốc tràn lan trên thị trường

Không chỉ tại các trung tâm thương mại, các chợ lớn nhỏ, hàng dệt may có xuất xứ từ Trung Quốc còn được bày bán khắp các vỉa hè, đường phố của Thủ đô Hà Nội. Với lợi thế về giá, mẫu mã", hàng dệt may Trung Quốc vẫn có "đất sống" trên thị trường.

Mẫu mã đa dạng, giá rẻ là lý do nhiều người tiêu dùng chọn hàng dệt may Trung Quốc

Hàng Trung Quốc có mặt ở khắp nơi

Tại Thủ đô Hà Nội, đi bất cứ đâu, người tiêu dùng cũng có thể bắt gặp những sản phẩm dệt may có xuất xứ từ Trung Quốc. Không chỉ “chen chân” vào những trung tâm thương mại lớn, các gian hàng trong chợ, hàng Trung Quốc còn "tung hoành" ở vỉa hè, góc phố.

Trung tâm thương mại Savico (Long Biên- Hà Nội), bên cạnh những thương hiệu dệt may nổi tiếng thế giới đến từ Mỹ, Ý, hay những thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam như: Việt Tiến, Ninomax, Ivy, Nem… còn có sự xuất hiện của những sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc. Không có thương hiệu và người tiêu dùng biết rõ đó là hàng Trung Quốc nhưng sản phẩm vẫn được bán rất chạy.

Còn tại các chợ Ngã Tư Sở, Việt Hưng, Nghĩa Tân,… thậm chí nhiều shop thời trang trên phố Hà Nội cũng tràn lan các sản phẩm dệt may xuất xứ từ Trung Quốc.

Hay vì lợi nhuận cao, tiểu thương bán hàng Trung Quốc cũng sẵn sàng phục vụ tận tay người tiêu dùng bằng những chiếc xe đẩy di chuyển khắp đường phố lớn đến các hang cùng ngỏ hẻm.

Tại sao hàng Trung Quốc vẫn còn “đất sống”

Một tiểu thương chuyên bán hàng dệt may có xuất xứ từ Trung Quốc tại chợ Việt Hưng- Long Biên- Hà Nội cho biết: Hàng Trung Quốc bán tại các chợ chủ yếu được lấy về từ chợ Ninh Hiệp và Đồng Xuân. So với hàng Việt Nam, hàng Trung Quốc dễ bán và thường có lãi cao hơn. Hàng Trung Quốc không chỉ có mẫu mã đẹp mà giá lại rất rẻ, vì thế người tiêu dùng vẫn ưa chuộng. Thậm chí, nhiều người tiêu dùng nghe nói thông tin không tốt về hàng Trung Quốc, đến cửa hàng chỉ hỏi mua hàng Việt Nam nhưng khi đưa hàng Việt Nam ra thì họ lại chọn hàng Trung Quốc.

Một đôi tất trẻ em có xuất xứ từ Trung Quốc có màu sắc rất bắt mắt bán ra chỉ với 5 ngàn đồng, trong khi đó hàng Việt Nam thì phải gần 20 ngàn đồng một đôi. Tất nam cũng vậy, một đôi tất nam Trung Quốc có giá 7-8 ngàn đồng, trong khi đó hàng Việt Nam phải 35-40 ngàn đồng/1 đôi. Không chỉ có những đôi tất, theo tìm hiểu của phóng viên, những chiếc áo khoác mùa đông cho trẻ em có xuất xứ từ Trung Quốc giá chỉ khoảng 70-80 ngàn đồng/ chiếc, nhưng hàng Việt Nam thì phải lên đến 3-4 trăm ngàn đồng.

Không chỉ ít mẫu mã, giá cả đắt đỏ, một số mặt hàng các doanh nghiệp Việt Nam không sản xuất, đơn cử như mặt hàng tất da chân dành cho nữ. Trong khi đó, mặt hàng này của Trung Quốc lại rất nhiều, với đủ loại màu sắc, mẫu mã, dài ngắn. Đó là lý do người tiêu dùng vẫn cứ phải dùng hàng Trung Quốc.

Rõ ràng, bên cạnh chất lượng thì mẫu mã và giá cả cũng là thứ mà người tiêu dùng rất quan tâm. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay thì vấn đề giá cả phải được đặt lên hàng đầu, đó là lý do hàng Trung Quốc vẫn còn “đất sống” tại thị trường Việt Nam.

Nguyễn Hòa

công thương

Các tin tức khác

>   Tái cơ cấu EVN: Khó nhất là vốn (30/11/2013)

>   Sữa, sản phẩm sữa: Nghịch lý cung cầu (30/11/2013)

>   Sữa tươi đâu ra mà nhiều thế? (30/11/2013)

>   “Đội lốt” hàng Việt để hưởng ưu đãi thuế (30/11/2013)

>   Nhật Bản nâng mức Ethoxyquin cho tôm Việt Nam (30/11/2013)

>   Xây nhà máy bia Budweiser lớn nhất châu Á tại VN (29/11/2013)

>   VNPT khó thoái vốn ngoài ngành vì “vướng” quy định (29/11/2013)

>   Cả nước có 71.018 doanh nghiệp thành lập mới (29/11/2013)

>   Việt Nam nắm "cơ hội vàng" cung ứng ca cao cho thế giới (29/11/2013)

>   Chính phủ: 127 tập đoàn, tổng công ty nợ gần 1,35 triệu tỷ đồng (29/11/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật