Thứ Tư, 16/10/2013 06:21

Thúc đẩy mô hình phát triển chuỗi thủy sản bền vững

Phương thức đánh bắt không bền vững đã gây ra nhiều áp lực cho tài nguyên biển trong khu vực, đặc biệt là do nhu cầu về thủy sản gia tăng trên toàn thế giới. Các phương pháp đánh bắt tận diện hiện nay vẫn đang nở rộ tại một số quốc gia châu Á Thái Bình Dương, dẫn tới phá hủy nhanh chóng các hệ sinh thái rạn san hô.

Thu hoạch nghêu thịt ở hợp tác xã Rạng Đông. (Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN)

Điều phối viên chương trình Nuôi trồng thủy sản của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) Việt Nam, ông Ngô Tiến Chương đã cảnh báo thực trạng này tại lễ phát động quan hệ đối tác thủy sản bền vững giữa WWF và Bobby Chinn, diễn ra sáng nay (15/10), tại Hà Nội.

Theo ông Chương, nếu không có những biện pháp chuyển đổi ngay lập tức từ các công ty đánh bắt, các nhà nhập khẩu thủy hải sản và từ phía người tiêu thụ, thì nguồn cá sẽ tiếp tục suy giảm và chúng ta có thể sẽ không còn đủ nguồn thủy hải sản trong tương lai gần để đảm bảo sinh kế và nguồn lực thực phẩm của chúng ta.

Trước thách thức này, WWF đang làm việc với các lĩnh vực tư nhân và công chúng để giúp cải thiện nghề thủy sản thông qua các dự án cải thiện nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Các dự án này hỗ trợ ngành thủy sản áp dụng các biện pháp quản lý tốt hơn, hướng tới đạt chứng nhận MSC (Hội đồng quản lý biển) và ASC (Hội đồng quản lý Nuôi trồng thủy Sản).

Tại Việt Nam, WWF đã giúp ngành nuôi Nghêu tại Bến Tre trở thành ngành đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chứng nhận MSC vào năm 2009. Sau khi đạt chứng nhận, giá xuất khẩu nghêu của Bến Tre đã tăng 50%.

Cho đến nay, lần đầu tiên ở Việt Nam, nhà hàng Bobby Chinn giới thiệu một “thực đơn thủy hải sản bền vững,” bao gồm các món ăn tại nhà hàng chỉ sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc sản xuất bền vững từ những công ty tuân theo phương thức quản lý tốt nhất trong thủy hải sản với những sản phẩm có cấp nhãn sinh thái và chứng nhận từ MSC, ASC.

Bà Trần Thị Thu Nga, Chủ tịch Hội nghề cá Bến Tre chia sẻ, đây là một mô hình mới và hi vọng mô hình này sẽ được nhân rộng cho những ngành nghề khác tại Việt Nam và sẽ hướng đến giúp các ngành công nghiệp của Việt Nam, đặc biệt, ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản phát triển bền vững.

“Mọi người cần hiểu hơn về mối liên hệ trực tiếp giữa món hải sản mà họ tiêu thụ với tài nguyên biển đồng thời nâng cao ý thức về việc lựa chọn và khai thác các sản phẩm thủy hải sản,” ông Bobby Chinn-chủ nhà hàng Bobby Chin giải thích./.

 Tại Việt Nam, WWF đã hợp tác với các công ty xuất khẩu cá tra và giúp ngành công nghiệp đạt được mục tiêu đầu tiên: 10% tổng sản phẩm cá tra năm 2012 đạt chứng nhận ASC.

Cuối năm nay, dự kiến sẽ có thêm 15% sản phẩm đạt chứng nhận này.

Thanh Tâm

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Điện máy tìm đường sống (15/10/2013)

>   Xuất khẩu đạt được nhiều kết quả vượt trội (15/10/2013)

>   Bác đề xuất ưu đãi thuế “như Samsung” của Viettel (15/10/2013)

>   Công bố danh mục dự án quan trọng về hàng không (15/10/2013)

>   Vinacas: Nhiều cơ sở chế biến điều nhỏ "thất nghiệp" (15/10/2013)

>   Sản lượng công nghiệp của khu vực Eurozone tăng (15/10/2013)

>   Phó tổng Thanh tra Chính phủ: 'EVN đã giải trình, nhưng sai vẫn là sai' (15/10/2013)

>   Thanh tra Chính phủ sẽ có nhiều cuộc thanh tra “ngoài kế hoạch” (15/10/2013)

>   Thiên Minh nhảy vào lĩnh vực hàng không (15/10/2013)

>   Bão Nari sẽ đưa vàng trắng cao su thành thảm họa? (15/10/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật