Thứ Tư, 23/10/2013 22:25

Kinh tế vĩ mô năm 2014: Dự báo lạc quan

Tại hội thảo “Cập nhật tình hình kinh tế toàn cầu và kinh tế vĩ mô Việt Nam” do Ngân hàng ANZ tổ chức tại TP.HCM ngày 23-10, các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đã đưa ra nhiều nhận định lạc quan về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam trong những tháng cuối năm 2013 và năm 2014.

Xuất khẩu tích cực

Nhận định về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2013, ông Glenn Maguire, Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á- Thái Bình Dương cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2013 sẽ ở dưới mức 7%, tăng trưởng GDP sẽ đạt 5,1% và sẽ cải thiện trong năm 2014 ở mức 5,25%. Trong khi đó, lạm phát sẽ giảm xuống mức thấp ở khoảng 6-8% do cầu trong nước yếu sẽ giữ chỉ số giá tiêu dùng không tăng trong trung hạn.

Theo ông Glenn Maguire, mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước vẫn yếu tuy nhiên đã có dấu hiệu khởi sắc. Ngoài ra, việc tăng đầu tư nước ngoài đặc biệt là đầu tư từ Nhật Bản cũng đang là những yếu tố thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Nguyễn Huế

Đáng chú ý là tuy cán cân thương mại có thâm hụt nhẹ nhưng hoạt động xuất khẩu lại phát triển theo xu hướng tích cực. Nếu như 3 năm trước Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp thì đến nay kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao như hàng điện tử, điện thoại di động đã tăng mạnh. Trong đó, riêng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điện thoại di động đã chiếm tỉ trọng 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Theo Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh, thành viên Hội đồng Tư vấn Tài chính- Tiền tệ của Chính phủ, chỉ số phát triển công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đã tăng khá nhanh trong tháng 9 và có thể giữ tốc độ giữ ổn định trong các tháng cuối năm

Chỉ số FDI cũng tăng nhanh trong quý 3 và đặc biệt tăng mạnh trong các tháng gầy đây đưa tổng số vốn FDI đăng kí trong 9 tháng đầu năm đạt mức 15 tỉ USD, tăng 36% so với cùng kì năm 2012, trong đó FDI giải ngân cũng tăng 6,4% so với cùng kì năm 2012. Đáng chú ý là chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam sau 4 tháng nằm dưới mức 50 điểm thì trong tháng 9 vọt lên mức trên 51,5 điểm. Theo dự báo chỉ số này có thể duy trì tốt trong các tháng còn lại của năm 2013 và năm 2014.

Các số liệu trên đã cho thấy, Chính phủ có cơ sở nhất định để khẳng định, quý 4 tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn nhiều so với quý 3 và tăng trưởng kinh tế bình quân cả năm 2013 có thể đạt mức 5,3-5,4%.

Nhiều yếu tố thuận lợi

Nhận định về tình hình kinh tế vĩ mô trong năm 2014, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa cho rằng, ngoài tốc độ tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu phục hồi bắt đầu từ tháng 9- 2013, còn có một số yếu tố thuận lợi khác cho nền kinh tế trong năm 2014.

Cụ thể, làn sóng đầu tư nước ngoài đang đổ vào Việt Nam để tận dụng các lợi thế khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và một loạt các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam sẽ thực hiện vào những năm sau đó.

Bên cạnh đó, Bộ Chính trị đã cho phép tăng thâm hụt ngân sách lên 5,3% GDP và dành toàn bộ phần thâm hụt ngân sách cho đầu tư công để hoàn thành các công trình trọng điểm còn dở dang thuộc hai lĩnh vực giao thông, vận tải, vận chuyển và điện. Đây là hai lĩnh vực then chốt và sức lan tỏa rộng nhất so với lĩnh vực kinh tế khác.

Ngoài ra, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa cũng cho rằng, khi ngân hàng Trung ương bắt đầu xử lí nợ xấu thì tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2014 sẽ tăng hơn rất nhiều so với năm 2013. Nhờ đó, đầu tư của khu vực tư nhân, khu vực doanh nghiệp sẽ phụ hồi trở lại.

Đồng thời, với vai trò khá lớn trong xử lí nợ xấu của Công ty mua bán nợ VAMC sẽ cho phép các Ngân hàng thương mại đẩy được vốn ra nền kinh tế, tạo điều kiện cho các DN tiếp cận vốn dễ hơn. Do vậy, đầu tư của khu vực doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp quốc doanh được dự báo sẽ tăng mạnh hơn trong năm tới.

Từ căn cứ trên, dự kiến tốc độ tăng tỉ lệ đầu tư trên GDP của Việt Nam sẽ vào khoảng 29,5% trong năm 2013 và sẽ đạt khoảng từ 32-33% trong năm 2014. Với tỉ lệ đầu tư như vậy, kì vọng tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2014 sẽ vào khoảng 5,7-5,8%.

Nguyễn Huế

báo hải quan

Các tin tức khác

>   Còn nhiều điểm “nghẽn” về thủ tục hành chính (23/10/2013)

>   “Túi tiền” quốc gia: Hụt thu và... bội chi (23/10/2013)

>   TP.HCM: CPI tháng 10 tăng 0,17% (23/10/2013)

>   PGS-TS Trần Đình Thiên: Ai cho Việt Nam vay? (23/10/2013)

>   Nâng trần bội chi phải đi kèm 2 điều kiện (23/10/2013)

>   CPI tháng 10 tại Hà Nội duy trì mức tăng 0,57% (22/10/2013)

>   9 nhóm giải pháp ổn định kinh tế - xã hội (22/10/2013)

>   Chuyên gia nói về báo cáo của Thủ tướng (22/10/2013)

>   Tăng trưởng bình quân 2011-2013 thấp nhất trong 13 năm (21/10/2013)

>   Kinh tế vĩ mô Việt Nam qua góc nhìn của các tổ chức quốc tế (19/10/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật