Thứ Năm, 03/10/2013 17:27

Khó nhập nguyên liệu dệt may

Xuất khẩu dệt may vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng 18% trong 9 tháng đầu năm nhưng hiện các doanh nghiệp dệt may đang gặp khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên phụ liệu.

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, 9 tháng đầu năm, xuất khẩu dệt may đạt 13,154 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ, trong đó, vải các loại đạt 538 triệu USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ. Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn là những thị trường xuất khẩu chính của ngành.

Tuy nhiên, theo phản ánh của các doanh nghiệp, việc tìm kiếm và nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành may đang gặp rất nhiều khó khăn do có sự tranh mua nguyên liệu từ các quốc gia chuyên gia công hàng may mặc xuất khẩu.

Hơn nữa, các nhà cung cấp cũng lợi dụng việc khan hiếm nguồn nguyên phụ liệu để cố tình trì hoãn việc giao hàng nhằm đẩy giá tăng lên từ 10% đến15%. Điều này ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện những đơn hàng xuất khẩu đã ký kết trước đó của các doanh nghiệp trong nước.

Nêu rõ hơn về vấn đề này ông Hoàng Vệ Dũng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, ngành dệt may hiện đang phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu. Ngành mới chỉ đáp ứng được 2% nhu cầu bông và 1/8 nhu cầu vải, sợi đã sản xuất được 140.000 tấn/năm nhưng chưa phải là sợi chất lượng cao, tỷ lệ nội địa hóa mới đạt 48%.

Do vậy, song song với việc củng cố vị trí tại các thị trường xuất khẩu truyền thống, mở rộng thêm thị trường tiềm năng, các doanh nghiệp cần chủ động nguồn lực, đầu tư thiết bị công nghệ cho khâu dệt - nhuộm - hoàn tất, từng bước chủ động cung ứng nguyên phụ liệu… để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm dệt may, đồng thời có thể đáp ứng yêu cầu khi Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang, việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển nguồn nguyên phụ liệu để đón nhận TPP là cần thiết nhưng cũng chỉ nên dừng lại ở mức độ hợp lý tránh tình trạng doanh nghiệp FDI thao túng thị trường nguyên phụ liệu trong nước.

Phan Thu

Hải Quan

Các tin tức khác

>   Thị trường bán lẻ điện máy ngập tràn cá mập (03/10/2013)

>   Kiểm tra quỹ lương của trên 60 doanh nghiệp Nhà nước (03/10/2013)

>   Sở hữu trí tuệ trong Hiệp định TPP: Chỉ thấy thách thức (03/10/2013)

>   Samsung nhận giấy phép dự án 1,2 tỷ USD tại Thái Nguyên (03/10/2013)

>   Thị trường hàng tiêu dùng tăng nhanh trở lại (03/10/2013)

>   Xuất khẩu năm 2013: Sẽ vượt mục tiêu (03/10/2013)

>   Sữa xách tay “qua mặt” cơ quan chức năng (03/10/2013)

>   Xuất khẩu Việt Nam thiếu trụ đỡ vững chắc (02/10/2013)

>   DFID tài trợ 2,5 triệu USD cho các dự án kinh doanh sáng tạo (02/10/2013)

>   Đã đến lúc tăng đầu tư công? (02/10/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật