Thứ Ba, 08/10/2013 11:39

HSBC: Xuất khẩu của VN đến các nước châu Á sẽ tăng hơn 15% giai đoạn 2013-2020

Xuất khẩu của Việt Nam đến các nước châu Á còn lại (ngoại trừ Nhật Bản) sẽ tăng hơn 15%/năm trong giai đoạn 2013-2020.

Dù Chỉ số Tin cậy Thương mại (TCI) nửa đầu 2013 đạt thấp nhất trong vòng 4 năm qua và chỉ ở mức 108 điểm. Tuy nhiên, gần một nửa doanh nghiệp tham gia khảo sát về TCI do HSBC tiến hành đều cho rằng khối lượng giao thương sẽ được cải thiện trong nửa cuối 2013 và sẽ được đẩy mạnh nhờ vào sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ.

Cụ thể, Việt Nam có mối quan hệ giao thương mạnh với Mỹ và châu Âu. Rủi ro đối với tăng trưởng xuất khẩu do thị trường Trung Quốc và châu Âu phát triển chậm lại phần nào đã được bù đắp bởi các cơ hội giao thương nội vùng và sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ.

Nhờ vào chi phí nhân công cạnh tranh, quần áo và phụ kiện ngành may là ngành hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Ngành này sẽ đóng góp 20% vào sự tăng trưởng của xuất khẩu tới năm 2020. Kể từ khi Hiệp định Thương mại song phương với Mỹ có hiệu lực vào năm 2000 và sự gia nhập WTO năm 2007, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng quần áo và giày dép vào Mỹ chỉ sau Trung Quốc. Xuất khẩu quần áo và may mặc vào Mỹ và châu Âu được kỳ vọng sẽ tăng trưởng với tốc độ hai con số trong giai đoạn 2013-2015.

Ngoài ra, tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng tại khắp châu Á sẽ giúp đẩy mạnh dòng chảy thương mại từ Việt Nam đến các nước mới nổi còn lại của châu Á. Hiệp ước về Khu vực Mậu dịch Tự do Đông Nam Á -Trung Quốc (ACFTA) sẽ mang đến nhiều lợi ích. Xuất khẩu của Việt Nam đến các nước châu Á còn lại (ngoại trừ Nhật Bản) sẽ tăng hơn 15%/năm trong giai đoạn 2013-2020. Trung Quốc được kỳ vọng sẽ là thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Việt Nam cho đến năm 2030 và Ấn Độ và Bangladesh sẽ là thị trường nhập khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Việt Nam với máy móc công nghiệp là lĩnh vực nhập khẩu lớn nhất.

Bên cạnh đó, giao thương giữa Việt Nam và Malaysia sẽ ngày càng quan trọng. Sự tăng trưởng nhanh của Malaysia trong các ngành tương tự, đặc biệt là ngành máy móc công nghiệp và thiết bị thông tin và viễn thông, sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu từ Việt Nam qua Malaysia lên hơn 15%/năm trong giai đọan 2016-2030.

Triển vọng về dài hạn, với vị trí vững mạnh của ngành công nghệ giày dép, may mặc và thị trường trang thiết bị thông tin và viễn thông, Việt Nam hoàn toàn có thể kỳ vọng mức tăng trưởng trong dài hạn là 5%/năm.

Một bất lợi trong giao thương là điều kiện cơ sở hạ tầng Việt Nam được xếp hạng khá thấp, song Chỉ số đo lường về cơ sở hạ tầng của HSBC về Việt Nam (AIM) đã tăng từ mức 0.28 trong năm 2000 lên 0.37 năm 2012.

Trong năm 2013, hơn 40% hàng nhập khẩu là hàng hóa liên quan đến cơ sở hạ tầng và con số này đến năm 2030 sẽ tăng lên khoảng 60%. Điều này chủ yếu đến từ nhu cầu cao hơn về trang thiết bị đầu tư và đến năm 2030, hơn một phần ba nhập khẩu sẽ đến từ khu vực trang thiết bị đầu tư.

Mỹ Hà

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp tự vào bẫy (08/10/2013)

>   Logistics “giẫm chân tại chỗ” (08/10/2013)

>   Vì sao dự án dệt may đình đám ITG - Phong Phú đứt gánh? (08/10/2013)

>   Cuối 2014, hoàn tất thu xếp vốn dự án hóa dầu Long Sơn (08/10/2013)

>   Doanh nghiệp vật liệu xây dựng điêu đứng (08/10/2013)

>   Bộ trưởng Bộ Công thương: "TPP sẽ về đích vào cuối năm nay" (08/10/2013)

>   Nguy cơ dư thừa 600,000 tấn đường (08/10/2013)

>   Airbus có thêm hợp đồng hàng tỷ đôla (07/10/2013)

>   Posco VST: 4 năm, lỗ ngàn tỷ (07/10/2013)

>   Sản xuất chưa có dấu hiệu hồi phục rõ rệt (07/10/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật