Thứ Ba, 08/10/2013 09:10

Cà phê Việt Nam: Thoát sàn

Các nhà nhập khẩu, nhất là những nhà đầu cơ tài chính sàn giao dịch London (Anh) tiên đoán, ngành cà phê Việt Nam sẽ “sụp đổ”. một số nhà đầu cơ nước ngoài cho rằng, ngành cà phê Việt Nam sẽ khó giữ được giá cho dù có trữ lại hay không.

Sắp đến niên vụ cà phê 2013-2014, nhưng khó khăn của ngành cà phê đang bị bủa vây. Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết, giá cà phê Arabica xuống mức thấp nhất trong 4 năm và Robusta thấp nhất trong 3 năm qua, trong khi chi phí sản xuất cà phê tăng. Cộng với tình hình các nước có sản lượng cà phê lớn theo dự báo đều được mùa, hậu quả của suy thoái kinh tế thế giới mấy năm qua tác động rõ nét lên ngành cà phê cả nước.

Bên cạnh đó, nợ xấu của các DN cà phê hiện nay là quá trình kéo dài và khi ngân hàng hạn chế cho vay thì những khó khăn này lộ rõ. Tình trạng kiểm trước hoàn sau thuế VAT của Bộ Tài chính như “cú đánh bồi” làm DN xuất khẩu cà phê gần như “tê liệt”, kim ngạch và sản lượng xuất khẩu 2 tháng qua sụt giảm, nguy cơ mất thị phần do cả Brazil và Indonesia tranh thủ bán trám vào phần của Việt Nam.

Với bối cảnh này, các nhà nhập khẩu, nhất là những nhà đầu cơ tài chính sàn giao dịch London (Anh) tiên đoán, ngành cà phê Việt Nam sẽ “sụp đổ”. 3 niên vụ qua, ngành cà phê Việt Nam, với sự đóng góp lớn của nông dân, biết bán lúc nào và trữ lại lúc nào, kinh nghiệm mà người trồng cà phê đã học hỏi được từ người trồng hồ tiêu. Nhưng lần này một số nhà đầu cơ nước ngoài cho rằng, ngành cà phê Việt Nam sẽ khó giữ được giá cho dù có trữ lại hay không.

Là người có nhiều kinh nghiệm trong việc phối hợp cùng người trồng phá vỡ tâm lý trước đây của ngành hồ tiêu, bán ồ ạt khi giá thấp, giữ lại khi giá cao, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), kiêm Phó Chủ tịch Vicofa cho rằng, DN nên hạn chế việc bán qua sàn London, nơi chiếm phần lớn giao dịch cà phê Robusta so với sàn New York chủ yếu cà phê Arabica.

Việc tạm thời tách khỏi sàn London, nơi giao dịch cà phê kỳ hạn (giao xa) để tránh bị nhà đầu cơ ép giá mà chỉ nên chốt giá, bán giao ngay cho những người có nhu cầu thay vì mua bán trên giấy. Việc này đòi hỏi các DN có sự đồng lòng. Nhà nước sớm có chính sách hỗ trợ ngành cà phê tạm trữ, tháo gỡ vướng mắc hiện nay.

Bộ NN-PTNT chủ động đề xuất gặp gỡ bộ trưởng 2 nước có sản lượng cà phê lớn thế giới Brazil (Arabica) và Indonesia (Robusta) để có sự phối hợp. Với tư cách là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới, Vicofa cần có tiếng nói mạnh hơn với Tổ chức Cà phê thế giới - ICO như cách VPA đã làm với Hiệp hội Hồ tiêu thế giới (IPC) trong việc cung cấp thông tin giữa các nước thành viên, cùng điều tiết để giữ giá hồ tiêu ổn định, dù sản lượng hồ tiêu các nước đều tăng như hiện nay.

Đăng Lãm

sggp

Các tin tức khác

>   Dự trữ cà phê của Việt Nam đạt mức cao nhất trong 4 năm qua (08/10/2013)

>   Kỳ vọng xuất khẩu hạt tiêu đạt 1 tỷ USD (07/10/2013)

>   Châu Phi tiêu thụ gần 70% gạo xuất khẩu cả nước (07/10/2013)

>   Nguy cơ dư thừa 600.000 tấn đường (07/10/2013)

>   Cơ hội và thách thức lớn cho xuất khẩu nông sản (06/10/2013)

>   Xuất khẩu gạo tiếp tục sụt giảm (05/10/2013)

>   Ồ ạt nhập khẩu ngô, ngô trong nước "lép vế" (05/10/2013)

>   Xuất khẩu gạo trong quý 4 dự kiến đạt 1,8 triệu tấn (04/10/2013)

>   DN xuất khẩu nông sản muốn bỏ thuế VAT (03/10/2013)

>   Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản muốn bỏ thuế VAT (03/10/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật