Thứ Sáu, 06/09/2013 09:54

“Xù” hợp đồng, một giám đốc lĩnh án 16 năm tù

Ngày 5-9, Tòa phúc thẩm, Tòa án nhân dân Tối cao tại TP.HCM đã quyết định bác kháng cáo, y án sơ thẩm với mức án 16 năm tù về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" đối với bị cáo Phan Thanh Liêm (sinh năm 1960, quê Đồng Tháp).

Theo cáo trạng, ngày 29-11-2005, Phan Thanh Liêm thành lập Công ty TNHH Đức Lợi và giữ chức danh Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên. Ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH Đức Lợi là đánh bóng gạo, mua bán lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, phân bón, nông sản và hải sản.

Bị cáo Phan Thanh Liêm trước vành móng ngựa

Liêm tự kê khai vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, trong đó Phan Thanh Liêm góp 70%, tương đương 13,9 tỷ đồng; Lê Thị Mỹ Hiệp (vợ của Liêm) góp 20%, tương đương 4 tỷ đồng và Phan Thanh Hiếu (em của Liêm) góp 10%, tương đương 2,1 tỷ đồng. Tuy nhiên, trên thực tế đây là vốn ảo, bởi không có ai góp vốn và Phan Thanh Liêm chỉ vay tiền ngân hàng làm vốn kinh doanh (tài sản thế chấp là đất và 2 nhà kho) và trực tiếp quản lý điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty TNHH Đức Lợi.

Trong quá trình điều hành hoạt động của Công ty TNHH Đức Lợi, Liêm đã thực hiện ký hợp đồng cung ứng gạo xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh theo phương thức thanh toán là trong vòng 5 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, phía doanh nghiệp đối tác (bên mua) ứng trước cho Công ty TNHH Đức Lợi (bên bán) 90% giá trị hợp đồng (chưa bao gồm 5% thuế GTGT). Số tiền 10% còn lại và tiền thuế GTGT sẽ thanh toán dứt điểm sau khi giao hàng xong.

Bằng cách này, Phan Thanh Liêm đã ký hợp đồng mua bán gạo xuất khẩu với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Nhưng từ giữa năm 2010, do bị tăng giá, nên các hợp đồng mà Liêm đã ký kết trong thời điểm đầu năm 2010 bị lỗ nặng. Theo lời khai của Liêm, lúc này Công ty TNHH Đức Lợi đã lâm nợ 20 tỷ đồng và Liêm biết rõ công ty không còn khả năng giao đủ số gạo theo hợp đồng cho đối tác.

Thay vì dừng lại và tìm cách khắc phục số nợ trên, Liêm đã che giấu việc công ty bị mất khả năng tài chính với các doanh nghiệp đối tác. Đồng thời, để có tiền mua gạo giao đủ số lượng theo hợp đồng cho đối tác đã ký trước đó, tránh bị thưa kiện, Liêm tiếp tục ký các hợp đồng khác để lấy tiền tạm ứng mua gạo giao cho các hợp đồng bị lỗ trước đó. Vì thế, các đối tác đều lầm tưởng là công ty của Liêm hoạt động có hiệu quả nên tiếp tục ký hợp đồng.

Từ ngày 4-1-2011 đến tháng 4-2011, Liêm đã tạm ứng một số tiền lớn nhưng chỉ giao được một phần gạo nhỏ cho hai công ty là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vĩnh Long và Công ty cổ phần kinh doanh nông sản Kiên Giang. Số gạo còn lại chưa được giao có giá trị là 27,8 tỷ đồng. Lúc này, do không ký được hợp đồng để ứng tiền mua hàng nữa nên Liêm cho dừng hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng tài sản (2 nhà kho) cho các cá nhân khác để trừ nợ và trả nợ ngân hàng. Lúc này, các doanh nghiệp đối tác do không thấy Liêm giao gạo nữa nên đã tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Liêm với cơ quan chức năng.

Nguyễn Hiền

hải quan

Các tin tức khác

>   Liên danh Hàn Quốc sẽ xây cầu Vàm Cống 271 triệu USD (05/09/2013)

>   Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc (05/09/2013)

>   Bắt tạm giam phó tổng giám đốc Cơ khí Quang Trung (05/09/2013)

>   Nga sẽ cho đánh Syria, nếu... (05/09/2013)

>   Cầu thủ CLB KienLongBank đòi nợ (05/09/2013)

>   Vì sao số liệu thống kê giữa các Bộ, ngành “vênh” nhau? (04/09/2013)

>   Cần xây dựng cơ quan chuyên trách xử lý tham nhũng (04/09/2013)

>   Đề xuất hai phương án tăng lương tối thiểu trong năm tới (04/09/2013)

>   Đình chỉ chức vụ 8 lãnh đạo hưởng lương "khủng" (04/09/2013)

>   Tiền Quỹ Bảo trì Đường bộ: Thu nhiều, quản ra sao? (04/09/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật